Page 218 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 218
sau đó cô đã rất tự nhiên trình bày tiếp nội dung diễn thuyết của
mình, thuận lợi hoàn thành phần thi và giành kết quả cao.
Bình tĩnh đối mặt với sự khiêu khích
Khi đối mặt với khiêu khích, tuyệt đối không nên tỏ ra hoang
mang, bất an. Hãy bình tĩnh tiếp tục bài diễn thuyết, giữ vững tinh
thần, không thay đổi thái độ thể hiện phong thái của một nhà hùng
biện.
Tháng 11 năm 1940, bộ giáo dục Trung Quốc mời nhà diễn thuyết
Mã Dần Sơ nói về đề tài Chiến tranh kinh tế. Sau khi bắt đầu bài diễn
thuyết được một lúc, hội trường phía dưới bỗng trở nên hỗn loạn,
xuất hiện nhiều tiếng la ó phản đối, yêu cầu ngừng diễn thuyết.
Trước tình trạng này, Mã Dần Sơ bình tĩnh nói: “Hôm nay tôi đưa
cả người nhà mình tới đây, tôi phải thực hiện bài diễn thuyết này vì
trách nhiệm chống lại chiến tranh và chống lại sự đổ máu vô nghĩa.”
Tiếp đó ông nói: “Ai muốn bắt tôi, xin hãy nhẫn nại đợi tôi nói xong
rồi bắt cũng không muộn”.
Khi đối mặt với sự khiêu khích, nhà hùng biện Mã Dần Sơ đã
không hề hoang mang mà dùng chính sự chính nghĩa để đáp trả, ông
đã khiến người nghe hiểu được tình hình thực tế.
Trong bài diễn thuyết, bằng tấm chân tình, nhà hùng biện Mã
Dần Sơ đã khiến tất cả mọi người xúc động, đây cũng là một đòn
mạnh vào những kẻ la ó phản đối, khiêu khích ông.
Trả lời trôi chảy khi được đặt câu hỏi
Trong quá trình diễn thuyết, người nghe có lúc sẽ đặt câu hỏi với
người nói, có câu hỏi thực sự là xin ý kiến, nhưng cũng có câu hỏi
nhằm mục đích thăm dò trình độ người nói, còn có cả những câu hỏi
cố ý làm khó khiến người diễn thuyết bối rối. Khi gặp trường hợp
này, đầu tiên phải chuẩn bị trước câu trả lời cho những câu hỏi mà
người nghe có thể sẽ hỏi. Thứ hai là làm rõ mục đích và ý đồ của
người hỏi trước khi trả lời. Thứ ba là cố gắng trả lời ngắn gọn, súc
tích nhằm thể hiện trí tuệ và năng lực của bản thân. Đối với những
người mượn cơ hội đặt câu hỏi để công kích, phải kiên quyết đáp trả.
Đương nhiên, việc đáp trả này cũng cần kĩ năng.