Page 222 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 222
khiến người nghe có cảm giác gần gũi.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng phương pháp dùng tình cảm để nói
về lí trí, nói về sự việc và hình ảnh. Như vậy không chỉ làm tăng sức
mạnh của lời nói, mà còn làm tăng sức sống cho lí luận.
(2) Ngữ điệu truyền đạt tình cảm
Một trong những cách truyền đạt tình cảm đến mọi người là
thông qua ngữ điệu lời nói. Các tình cảm phức tạp như kiên định, do
dự, vui vẻ, đau khổ, khát vọng… đều có thể được thể hiện thông qua
ngữ âm, ngữ điệu cao thấp hoặc nhanh chậm.
(3) Sắc thái tình cảm
Sắc thái không thể thay thế ngôn ngữ, nhưng nó là một phần bổ
trợ quan trọng cho thanh điệu ngôn ngữ. Sử dụng ngôn ngữ cộng
thêm sắc thái phù hợp trong diễn thuyết có thể tạo cảm tình và khiến
người nghe cảm thấy hứng thú.
Động tác, tình cảm, trạng thái của người diễn thuyết không chỉ
mạng lại hình ảnh thị giác cho người nghe mà còn có thể bộc lộ khí
chất của nhà diễn thuyết, do đó khi diễn thuyết, cần chú ý sử dụng
hợp lí các sắc thái tình cảm.
Việc diễn thuyết cũng giống như vẽ một bức tranh, những lời kết
thúc cũng giống như những nét vẽ cuối cùng, sẽ để lại ấn tượng mạnh
mẽ. Carnegie đã từng nói: “Cuối cùng cũng là quan trọng nhất”. Phần
kết của bài diễn thuyết cũng giống như phần mở đầu, đều vô cùng
quan trọng.
Vậy tại sao phần kết lại quan trọng như thế? Đó là vì những lời
nói cuối cùng có thể khiến người nghe tư duy, tổng hợp lại toàn bộ
nội dung để nắm được những vấn đề chính của bài diễn thuyết.
Lúc nào người nói cũng phải chú ý tới cảm xúc của người nghe.
Khi người nghe muốn bạn nói tiếp thì dù bạn có nói nhiều một chút,