Page 220 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 220
Carnegie đã từng nói: “Nếu đưa hình tượng vào lời nói, thì lời nói
của bạn sẽ có tầm ảnh hưởng và sẽ được yêu thích.”
Khi diễn thuyết, hãy hướng tới những sự vật đặc biệt và làm nổi
bật hình ảnh của sự vật đó. Ví dụ nói “một con ngựa màu đen” sẽ sinh
động hơn nói “một con ngựa”. “Một con gà trống trắng” sẽ mang lại
hình ảnh rõ ràng hơn so với việc chỉ nói một từ “gà”.
Năm 1927, sau khi khởi nghĩa thất bại, Mao Trạch Đông đã có bài
diễn thuyết để tập hợp lại đội ngũ khởi nghĩa. Ông nói: “Lực lượng
công nông vũ trang của chúng ta vẫn còn rất nhỏ, giống như một hòn
đá nhỏ vậy. Trong khi lực lượng phản động lại rất lớn, giống như một
thùng nước lớn. Chỉ cần kiên trì, sẽ có ngày chúng ta có thể dùng hòn
đá nhỏ làm vỡ thùng nước lớn.”
Ở đây, “hòn đá nhỏ” và “thùng nước lớn” là những hình ảnh đã
quen thuộc với tầng lớp công nông, nếu dùng cách nói “lực lượng
khẳng định sự phát triển xã hội” và “lực lượng phủ định sự phát triển
xã hội” để thay thế cho “hòn đá nhỏ” và “thùng nước lớn” thì sẽ
không dễ được quần chúng tiếp nhận.
Tính sinh động và hình tượng của ngôn ngữ sẽ giúp người nghe
dễ hiểu. Một người biết cách diễn giải sẽ khiến hình tượng trong lời
nói xuất hiện trước mắt người nghe. Tuy nhiên, khi diễn thuyết, nếu
trong lời nói không có tình cảm thì rất khó điều chỉnh cảm xúc người
nghe, kết quả sẽ chỉ khiến người nghe cảm thấy nhàm chán.
Nên tỏ ra xúc động khi cần
Diễn thuyết là sự kết hợp của diễn và thuyết. Diễn thuyết không
chỉ là sự truyền đạt lời nói đến người nghe mà còn là truyền đạt tình
cảm tới người nghe. Một bài diễn thuyết thiếu cảm xúc được coi là
thất bại. Con người không có tình cảm thì không bao giờ có thể trở
thành nhà diễn thuyết.
Đối với các nhà hùng biện, bắt buộc phải có tình cảm chân thành,
phong phú thì mới có thể đưa tình cảm vào lời nói, mượn động lực
tình cảm để phát huy tác dụng tích cực trong nhân tố tâm lí và giành
được thành công.
Tình cảm con người là không thể giả tạo. Khi diễn thuyết, phải có