Page 215 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 215
định phải tôn trọng người nghe để đưa ra những nội dung hay nhất.
Chủ đề diễn thuyết, đầu tiên phải chọn lựa những quan điểm tư
tưởng quan trọng có liên quan tới lợi ích của người nghe.
Đồng thời, người diễn thuyết phải có thế giới quan chính xác. Có
như vậy thì người nói mới nêu bật được quan điểm và lập trường của
mình, phải quan sát và phân tích vấn đề để nắm được bản chất của sự
vật, đưa sự vật phát triển theo quy luật khách quan mới có thể xác
định được chính xác chủ đề diễn thuyết.
Ngoài ra, khi lựa chọn chủ đề, diễn đạt phải rõ ràng. Chủ đề phải
mới mẻ để thỏa mãn nhu cầu của người nghe, thể hiện sự tự tin và
từng trải của người diễn thuyết.
Đương nhiên, chủ đề diễn thuyết nhất định phải tập trung, mọi
diễn giải đều phải xoay quanh chủ đề chính, cách nói rõ ràng, súc tích
để gây ấn tượng sâu sắc với người nghe.
Nếu làm được những điều này, một chủ đề hay chắc chắn sẽ xuất
hiện.
Đương nhiên, trình độ của người nghe ngày càng được nâng cao,
yêu cầu chọn đề tài của người diễn thuyết cũng đòi hỏi ngày một cao.
Sự mới mẻ đã trở thành mục đích theo đuổi hàng đầu, ai cũng hi vọng
những lời mình nói ra là mới. Trong quá trình cân nhắc trước khi
phát ngôn, hãy lấy sự mới mẻ làm mục tiêu hướng đến.
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu ba cách làm mới chủ đề.
(1) Đuổi mây đi để thấy mặt trời
Những chất liệu để nói hầu hết đều là những sự vật đã quen thuộc
với mọi người, để làm mới chủ đề, chúng ta cần thay đổi quy luật vốn
có của sự vật. Giống như mây trên trời, mọi người cho rằng việc mây
che mặt trời là chuyện thường. Nhưng nếu xua mây đi để mặt trời lộ
diện, điều này phá vỡ suy nghĩ truyền thống và chắc chắn người nghe
sẽ vui vẻ tiếp nhận.
(2) Chuyển góc nhìn