Page 214 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 214
khó tin có thể ngay lập tức khiến người nghe cảm thấy kinh ngạc,
khiến họ tò mò và quan tâm, đồng thời mong muốn được nghe tiếp.
Tạo ra sự tương phản mạnh
Hãy so sánh chủ đề diễn thuyết với các sự vật trái ngược hoàn
toàn nhằm mục đích gây ấn tượng mạnh mẽ cho người nghe. Chủ yếu
sử dụng phương pháp đối xứng, tương phản khi so sánh để dẫn dắt
người nghe vào chủ đề.
Một nhà diễn thuyết nói về chủ đề “Đàn ông”. Vừa bắt đầu, người
này đã nói về việc tưởng như không liên quan gì tới chủ đề. Nhà diễn
thuyết nói cụ thể về bốn “khó khăn” ông gặp phải: “Tôi không hiểu ý
đồ của nhà tổ chức, đây là khó khăn thứ nhất tôi gặp phải. Hôm nay,
lần đầu tiên tôi đến trường các bạn, tất cả đều là người lạ, trong một
môi trường lạ, người ta dễ có cảm giác khó thích ứng, đây là khó khăn
thứ hai của tôi. Vừa rồi các bạn đã thể hiện những tiết mục rất xuất
sắc, những tràng pháo tay đã chứng minh điều đó, nó gây áp lực cho
tôi và cũng là khó khăn thứ ba đối với tôi. Rất không may, tôi có mang
theo bài diễn thuyết của mình bằng văn bản nhưng lại quên không
mang theo kính nên không thể đọc, đây chính là khó khăn thứ tư…”
Phần mở đầu của nhà diễn thuyết tưởng như không có liên quan
gì tới chủ đề của ngày hôm đó, nhưng sau khi trình bày xong bốn khó
khăn, ông đột nhiên chuyển hướng và khéo léo dẫn vào chủ đề cần
nói: “Thế nhưng, tôi không lo lắng, mà ngược lại tôi còn rất tự tin. Tôi
tin rằng, khi đứng trên bục diễn thuyết, tôi sẽ có đủ dũng cảm, sẽ cố
gắng hết sức và thành công. Bởi vì chủ đề mà tôi chọn ngày hôm nay
là - “Đàn ông”.
Như vậy, chủ đề “Đàn ông” đã được hình thành sau khi có sự so
sánh giữa dũng cảm, tự tin và lo lắng, khó khăn, nhà diễn thuyết đã
khéo léo dẫn dắt người nghe tới chủ đề ông muốn trình bày.
Chủ đề chính là linh hồn của bài diễn thuyết. Một chủ đề chính
xác, mới mẻ, tập trung và sâu sắc có tác dụng rất lớn nhằm tạo nên sự
thành công cho buổi diễn thuyết. Khi chọn chủ đề diễn thuyết, nhất