Page 211 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 211

mạnh dạn để thu hút sự chú ý của người nghe và đạt hiệu quả diễn
           thuyết tốt đẹp.


                 “Hôm qua, suýt chút nữa tôi đã cởi váy”, một người phụ nữ trẻ đã

           bắt đầu bài diễn thuyết của mình như vậy, khi đó mọi người đều rất
           ngạc nhiên và giục cô hãy nói tiếp.


                 “Hôm qua khi tôi đang dọn phòng khách, hai cậu con trai đang

           học tiểu học của tôi đã cãi nhau, chúng cãi nhau rất to. Đứa em nói
           trước: “Anh là đồ ngốc! Rốn mẹ lõm chứ không phải lồi.” Tiếp đó
           thằng anh lại nói: “Rốn mẹ không lõm, mà lồi, hiểu chưa?” Đứa em
           nói: “Anh nói dối, không phải như vậy”. Thằng anh nói: “Em mới là

           người nói dối.” Tôi thấy tình hình căng thẳng, nên lập tức nói chen
           vào: “Hai con trật tự, để mẹ cho các con xem rốn mẹ lồi hay lõm.” Sau
           đó tôi làm động tác như chuẩn bị cởi váy ra. “Đừng mẹ ơi!”, sau đó
           hai đứa con tôi lập tức tỏ vẻ xấu hổ rồi cả ba cùng bật cười.”



                 Chủ đề của bài diễn thuyết là “quan hệ tình thân”, phần mở đầu
           kịch tính và sự hài hước trong lời nói của người phụ nữ đã mang lại
           hiệu quả tốt đẹp. Cô đã sử dụng lời nói bạo dạn để gây ấn tượng và

           thu hút người nghe.


                 Mở đầu bằng cách đưa ra ví dụ thực tế



                 Đại đa số mọi người khi phải nghe lí thuyết trừu tượng trong thời
           gian dài đều cảm thấy mất kiên nhẫn. Việc lấy ví dụ thực tế sẽ khiến
           họ có cảm hứng nghe tiếp. Vì thế, mở đầu bằng cách lấy ví dụ thực tế
           sẽ tạo nguồn cảm hứng, sau đó tiếp tục diễn giải để người nghe dễ

           dàng tiếp nhận quan điểm của bạn.


                 Đây là cách Mary chọn để mở đầu bài diễn thuyết về chủ đề cấm
           kết hôn ở tuổi vị thành niên: “Ngày hôm qua, khi đoàn tàu hỏa đi qua

           một thị trấn cách đây không xa, tôi đột nhiên nhớ lại nhiều năm trước
           ở đó có một đám cưới. Ngày nay, ở New York vẫn còn rất nhiều cuộc
           hôn nhân kiểu như vậy, do đó hôm nay tôi không thể không kể chi tiết
           về đám cưới đó. Đó là ngày 12 tháng 12, một cô bé mới 15 tuổi đã gặp

           và quen biết một sinh viên đại học năm nhất. Đến ngày 15 tháng 12,
           tức 3 ngày sau, họ đã khai gian tuổi của cô bé và đăng kí kết hôn. Bởi
           vì pháp luật quy định, ở độ tuổi đó, các em có thể kết hôn mà không
           cần sự cho phép của cha mẹ. Sau khi đăng kí kết hôn, họ đã lập tức

           tìm một cha xứ để làm chứng, tuy nhiên cha xứ đã từ chối. Không lâu
   206   207   208   209   210   211   212   213   214   215   216