Page 206 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 206
Quốc và một công ty của Nhật Bản, do phía Nhật Bản đưa ra mức giá
quá cao, nên phía Trung Quốc đã khéo léo sử dụng phương pháp nêu
câu hỏi để từ chối. Phía Trung Quốc đã liên tiếp nêu ra bốn câu hỏi:
Không biết ở Nhật Bản có tổng cộng bao nhiêu công ty sản xuất
sản phẩm này?
Tại sao giá thành sản phẩm của quý công ty lại cao hơn các sản
phẩm cùng loại của công ty khác tại Nhật?
Không biết trên thế giới có tổng cộng bao nhiêu công ty sản xuất
sản phẩm này?
Không biết tại sao giá thành sản phẩm của quý công ty lại cao hơn
các sản phẩm cùng loại của những công ty khác trên thế giới?
Những câu hỏi này đã khiến đại diện phía công ty của Nhật Bản
rất ngạc nhiên, họ không trả lời, cũng không có cách nào để trả lời, tự
hiểu là giá mình đưa ra là quá cao. Cuối cùng, phía Nhật Bản đã quyết
định sẽ giảm giá.
Việc vận dụng phương pháp nêu câu hỏi chính là một cách hiệu
quả để từ chối khi đàm phán, nhất là đàm phán kinh tế.
(2) Phương pháp viện lí do
Các nhà máy - xí nghiệp hiện đại không hoạt động đơn độc, sự
sinh tồn của nhà máy có quan hệ mật thiết với thế giới bên ngoài.
Trong đàm phán cũng như trong công việc, có lúc sẽ gặp những yêu
cầu không thể đáp ứng. Nếu bạn từ chối thẳng thừng thì rất có thể
nhà máy - xí nghiệp của bạn sẽ gặp rắc rối. Đối phó với tình hình này,
cách tốt nhất là viện lí do hợp lí để từ chối.
Sản phẩm của một nhà máy nọ tiêu thụ rất tốt. Có một người tới
gặp Giám đốc bán hàng, yêu cầu được mua một số lượng hàng lớn
với giá gốc. Giám đốc bán hàng thấy đã đến giờ trưa, bèn linh hoạt
mời người khách đó đi ăn, vừa ăn ông vừa nói với khách: “Anh cần số
lượng hàng lớn với giá thành thấp, điều này vượt quá quyền hạn của
tôi. Nhưng anh yên tâm, tôi sẽ cố gắng hết sức, chúng ta hãy ăn cơm
trước đã.” Sau bữa ăn, Giám đốc bán hàng nói với khách: “Điều kiện
của anh cần tổng Giám đốc của chúng tôi phê duyệt. Nhưng ông ấy lại