Page 205 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 205
cảm thấy bị mất mặt, thì cho dù là giao dịch dễ nhất cũng sẽ để lại hậu
quả không tốt. Khi lòng tự tôn của một người bị đe dọa, người đó sẽ
cố gắng bảo vệ mình và giữ thái độ đề phòng với mọi thứ xung quanh.
Lúc này, việc giao tiếp, tiếp xúc với người đó là rất khó khăn.
Trong nhiều tình huống, không thận trọng trong ngôn ngữ chính
là nguyên nhân gây mất thể diện và làm tổn thương lòng tự tôn. Do
đó, khi tham gia đàm phán, nhất định phải tuân thủ nguyên tắc phân
biệt người và vấn đề, với vấn đề thì “cứng rắn” còn với người thì
“mềm mỏng”. Hãy chú ý khéo léo vận dụng ngôn ngữ để mang lại
hiệu quả tốt nhất.
(15) Đặt câu hỏi có chọn lọc
Một con chiên nói với cha xứ: “Con có thể hút thuốc trong lúc cầu
nguyện không?” Lời đề nghị của anh ta đã bị cha xứ phản đối. Một
con chiên khác lại hỏi cha xứ: “Con có thể cầu nguyện trong lúc hút
thuốc không?”, lời đề nghị này đã được cho phép. Nội dung, mục đích
hỏi của hai con chiên này hoàn toàn giống nhau, chỉ là cách biểu đạt
ngôn ngữ khác nhau, nên kết quả cũng trái ngược nhau.
Từ đó có thể thấy, sử dụng ngôn ngữ khéo léo mới có thể đạt hiệu
quả mong đợi.
Kĩ năng từ chối khi đàm phán
Từ chối trong đàm phán là kĩ năng và cũng là nghệ thuật, khi từ
chối không nên tỏ thái độ cứng rắn. Ngược lại, phải lựa chọn ngôn
ngữ thích hợp, cách thức thích hợp, thời cơ thích hợp để tạo đường
lui. Điều này yêu cầu bạn phải coi việc từ chối là một môn học và
nghiên cứu nó một cách kĩ lưỡng.
(1) Phương pháp nêu câu hỏi
Phương pháp nêu câu hỏi là khi gặp yêu cầu quá đáng từ đối
phương, hãy nêu một loạt câu hỏi. Loạt câu hỏi này sẽ khiến đối
phương hiểu rõ bạn không phải người dễ bị bắt nạt. Cho dù đối
phương trả lời hay không, có thừa nhận hay không, thì loạt câu hỏi đó
cũng đã chứng tỏ yêu cầu của họ là thoả đáng.
Trong cuộc đàm phán giao dịch máy nông nghiệp giữa Trung