Page 200 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 200

Lemberg cho rằng: “Đàm phán không phải một cuộc đua, không yêu
           cầu phân thắng bại. Cũng không phải một cuộc chiến yêu cầu tiêu diệt
           đối phương”, mà đàm phán là sự hợp tác, mục đích của nó là đôi bên
           cùng có lợi.



                 Trong xã hội hiện đại, mô hình đàm phán truyền thống đã không
           còn phù hợp nữa, phải vận dụng quan điểm đàm phán mới. Quan
           điểm này cho rằng, trong đàm phán, mỗi bên đều có lợi ích của mình,

           nhưng trọng điểm lợi ích của các bên không hoàn toàn đối lập, đây
           mới là hiệu quả thực sự của đàm phán. Trong một cuộc đàm phán
           mua bán hàng hóa, bên bán quan tâm tới việc thu lợi bao nhiêu, trong
           khi bên mua quan tâm liệu hàng hóa có đảm bảo chất lượng hay

           không. Vì thế, một nguyên tắc quan trọng khi đàm phán chính là thỏa
           thuận lợi ích song phương, đưa ra lựa chọn cùng có lợi.


                 Sau đây là một ví dụ nổi tiếng về đàm phán thành công thông qua

           thỏa thuận hai bên cùng có lợi.


                 Năm 1967, sau “cuộc chiến tranh sáu ngày”, Israel chiếm được
           bán đảo Sinai của Ai Cập. Khi Ai Cập và Israel cùng ngồi lại đàm phán

           hòa bình vào năm 1978, lập trường của họ hoàn toàn trái ngược
           nhau. Israel kiên quyết giữ lại một phần bán đảo Sinai trong khi Ai
           Cập muốn giành lại toàn bộ bán đảo. Đầu tiên mọi người quyết định
           sẽ phân chia ranh giới trên bản đồ, nhưng dù thảo luận thế nào thì cả

           hai bên Ai Cập và Israel đều không chấp nhận. Rất rõ ràng, chỉ tập
           trung vào mục tiêu phân chia lãnh thổ thì sẽ không thể giải quyết vấn
           đề. Vậy còn có cách phân chia lợi ích nào khác không?. Lợi ích của
           Israel nằm ở an ninh, họ không muốn sau khi trả lại bán đảo Sinai,

           người Ai Cập có thể tự do vào Israel thông qua biên giới trên bán đảo
           này. Còn lợi ích của Ai Cập là giành lại chủ quyền, từ xưa, Sinai chính
           là một phần lãnh thổ của Ai Cập. Sau thời gian đàm phán, thỏa thuận
           cuối cùng là: Sinai được trả lại hoàn toàn cho Ai Cập, nhưng yêu cầu

           phi quân sự đại bộ phận khu vực để đảm bảo an ninh cho Israel,
           người Ai Cập cũng không được phép đến gần Israel. Ai cũng không
           thể phủ nhận, thỏa thuận giữa Ai Cập và Israel là một phương án
           khiến cả hai bên đều hài lòng, đây chính là kết quả đối bên cùng có

           lợi.


                 Trong một số tình huống nhất định, đàm phán có thành công hay
           không phụ thuộc vào việc đưa ra phương án lựa chọn có lợi cho cả đôi

           bên. Để đạt được điều này, hai bên phải thảo luận tìm hiểu rõ mục
   195   196   197   198   199   200   201   202   203   204   205