Page 198 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 198
Ví dụ: “Hãy nghĩ nhanh lên”, “Xin hãy trả lời ngay”.
(6) Ngôn ngữ giận dỗi
Cách nói này thường mang lại hậu quả không tốt. Ví dụ: “Lần giao
dịch trước anh đã kiếm được 50.000, lần này không thể rẻ hơn sao?”
(7) Ngôn ngữ lặp lại
Ví dụ: “Tôi còn muốn nói…”, “Giống như tôi nói lúc nãy…” Nhiều
người có thói quen lặp lại lời nói, sử dụng một cách nói khi mở đầu
mỗi câu, điều này không có lợi trong đàm phán, cần phải khắc phục.
(8) Ngôn ngữ lấy mình làm trung tâm
Sử dụng quá nhiều ngôn ngữ kiểu này sẽ gây ra sự phản cảm và
không đạt hiệu quả thuyết phục. Ví dụ “Suy nghĩ của tôi là….”, “Tôi
mà là chị…”. Trong tình huống cần thiết, nên cố gắng biến “tôi” thành
“bạn/anh/chị”. Chỉ khác nhau một chữ nhưng hiệu quả sẽ lớn hơn
nhiều.
(9) Ngôn ngữ có tính đe dọa
Ví dụ: “Anh làm vậy sẽ đi vào ngõ cụt”, “Xin chị hãy suy nghĩ cẩn
thận về hậu quả của chuyện này”.
(10) Ngôn ngữ nước đôi
Ví dụ: “Có thể là…”, “Có vẻ như vậy”, “Hình như…”, “Nghe nói…”,
“Dường như…”.
Chú ý cách thức nói chuyện
Trong quá trình nói chuyện, có một số vấn đề chi tiết như cách
ngắt nghỉ, trọng âm, nhấn mạnh, tốc độ nói, thường dễ bị mọi người
coi nhẹ, nhưng chính những điều này lại ảnh hưởng không nhỏ tới
hiệu quả cuộc trò chuyện.
Nếu người nói muốn nhấn mạnh vào một trọng điểm nào đó, việc
ngắt nghỉ đúng là rất hiệu quả. Thực tế đã chứng minh, khi nói
chuyện nên nghỉ 30 giây một lần. Thứ nhất là để tạo ấn tượng cho đối