Page 199 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 199
phương, thứ hai là để đối phương có cơ hội trả lời câu hỏi hoặc đưa
ra bình luận. Đương nhiên, sự lặp lại thích hợp cũng có thể làm tăng
ấn tượng. Có lúc, có thể tăng cường ngữ khí, lên cao giọng để nhấn
mạnh hoặc thể hiện sự quyết tâm và tự tin của người nói. Làm vậy sẽ
có hiệu quả tốt hơn việc sử dụng hàng loạt tính từ.
Trong đàm phán, phải chú ý xem đối phương có hiểu lời bạn nói
và hiểu tầm quan trọng của lời nói không, từ đó khống chế và điều
chỉnh tốc độ nói. Khi giới thiệu nội dung trọng điểm đàm phán, tốc
độ nói phải chậm rãi để người đối diện nghe rõ và ghi nhớ. Đồng
thời, cũng phải đặc biệt để ý tới phản ứng của đối phương. Nếu đối
phương cảm thấy nhàm chán, có thể là vì bạn diễn giải quá lâu về
những vấn đề vốn đã dễ hiểu, nói quá nhiều hoặc nói những câu chưa
nhiều ý nghĩa. Nếu đối phương tỏ ra không tập trung, có thể là do bạn
nói quá nhanh, nên họ không theo kịp tư duy của bạn. Tóm lại, muốn
đạt được hiệu quả trò chuyện tốt, cần phải chú ý cách thức nói.
Một nhà đàm phán xuất sắc luôn có sẵn kế hoạch, khéo léo sử
dụng ngôn ngữ, vận dụng ngôn ngữ và trí tuệ trên bàn đàm phán để
mang lại hiệu quả tốt nhất.
Theo đuổi mục tiêu đôi bên cùng có
lợi
Đại đa số mọi người trước khi đàm phán đều cho rằng, cuộc đàm
phán thành công là khi mình giành được càng nhiều lợi ích. Thực tế,
suy nghĩ và cách làm này đều rất phiến diện, thậm chí còn có hại.
Cuộc đàm phán thành công nhất là cuộc đàm phán mà cả hai bên đều
giành được kết quả mong muốn.
Một khi chỉ để ý lợi ích nhiều hay ít, sẽ dễ gây mất cảm tình. Nếu
gặp đối phương là người coi trọng lợi ích lâu dài, thì những người coi
trọng lợi ích trước mắt sẽ chỉ đạt được kết quả nhỏ hơn nhiều so với
những gì họ có thể nhận được. Sở dĩ họ cho rằng mình nhận được
nhiều lợi ích nhất, là vì họ không nhìn thấy đường dài về sau mà chỉ
nhìn thấy điều trước mắt. Quan niệm càng nhiều lợi ích càng thành
công thể hiện một tầm nhìn vô cùng hạn chế.
Hội trưởng hội đàm phán học của Mỹ, luật sư Gerald .I. Neil