Page 197 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 197
do đó trong đàm phán phải chú ý tới khả năng tiếp nhận ngôn ngữ
của đối phương.
Có câu nói: “Nhập gia tuỳ tục”, câu nói này muốn nhắc nhở chúng
ta khi nói chuyện nhất định phải sử dụng ngôn ngữ thích hợp. Muốn
nắm chắc nghệ thuật ngôn ngữ đàm phán thì nhất định phải coi trọng
yếu tố ngôn ngữ. Khi đàm phán nếu không chú ý tình hình thực tế,
muốn gì nói nấy, thì ngôn ngữ sẽ không thể phát huy hiệu quả, thậm
chí còn gây ra phản cảm, tác dụng xấu. Nếu phát hiện môi trường
xung quanh không phù hợp với việc đàm phán thì phải kịp thời thay
đổi môi trường hoặc thay đổi kế hoạch để tránh thất bại.
Những từ nên tránh
Trong đàm phán, sự lựa chọn ngôn ngữ vô cùng quan trọng, có
một số từ chúng ta nên ít dùng hoặc không dùng.
(1) Những từ ngữ có tính cực đoan
Ví dụ: “Nhất định là như thế”, “Tuyệt đối không phải vậy”... Cho
dù suy nghĩ của mình là chính xác nhưng cũng không nên sử dụng
những từ này.
(2) Những từ ngữ gay gắt
Những từ ngữ này rất dễ gây ra tranh luận, tạo căng thẳng cho hai
bên. Ví dụ: “Giá 10.000, một xu cũng không bớt”, “Không cần nói
nữa, quyết định như vậy đi”.
(3) Ngôn ngữ có ý can thiệp sự riêng tư của đối phương
Ví dụ: “Tại sao các anh không đồng ý, có phải do cấp trên không
gật đầu không?” Phải đặc biệt chú ý điều này khi đàm phán với người
nước ngoài.
(4) Ngôn ngữ làm tổn thương lòng tự tôn của đối phương
Ví dụ: “Giá là như vậy, nếu không mua được thì nói rõ”
(5) Từ ngữ thúc giục đối phương