Page 192 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 192

(6) Không nên đồng ý với ý kiến phản đối của khách hàng, điều
           này sẽ tăng cường lập trường của đối phương. Nếu nhân viên bán
           xe hơi nói: “Đúng thế, phí bảo dưỡng của dòng xe này rất cao,
           nhưng…”. Nói như vậy sẽ không có lợi.



                 (7) Nếu ý kiến phản đối của khách hàng khiến bạn cảm thấy khó
           trả lời, vậy bạn có thể trả lời bằng ngữ khí khả năng, sau đó hãy nêu
           những ưu điểm có lợi cho khách hàng. Ví dụ, khách hàng cho rằng

           dòng xe hơi bạn bán có giá quá cao, thì bạn có thể trả lời: “Như vậy
           là anh đã chú ý tới loại xe này, chỉ có điều vấn đề giá cả khiến anh
           chưa thể quyết định đúng không? Chiếc xe có tính năng tốt như thế
           này, động cơ lại rất khỏe và ổn định, mặc dù giá bán cao nhưng lại

           rất kinh tế. Ai cũng có thể có một chiếc xe, nhưng không phải ai cũng
           có một chiếc xe cao cấp như thế này. Rất nhiều nhân vật tầm cỡ
           thích loại xe này, bởi họ biết đâu thực sự là hàng tốt”.



                 Có rất nhiều kĩ năng khi đàm phán, khi phản ứng trước ý kiến
           phản đối của khách hàng, bạn cần phải nhớ bí quyết sau: Phải để
           khách hàng thấy bạn hiểu quan điểm của họ, đồng thời khéo léo trả
           lời ý kiến phản đối. Điều này không chỉ thể hiện bạn hiểu khách hàng,

           mà còn khiến họ phải trả lời “có” với câu hỏi. Khi gặp ý kiến phản đối
           không thể phản bác, chúng ta nên tránh đối đầu với khách hàng. Khi
           gặp tình huống này, người bán hàng nên nhấn mạnh, ưu điểm của
           sản phẩm rất quan trọng với người mua. Nhất là khi khách hàng có ý

           kiến về giá cả, tốt nhất nên giải quyết như vậy.





                  Dùng ngôn ngữ chung chung – mơ


                             hồ để che đi ý đồ thực sự


                 Quá trình đàm phán là sự cạnh tranh về kĩ năng, trí tuệ. Mọi

           người phải tiếp nhận nhiều cung bậc tư tưởng tình cảm, cuộc đàm
           phán thường diễn ra rất phức tạp và biến đổi liên tục. Do đó, lời nói
           trong đàm phán nhất định phải chừng mực, che giấu suy nghĩ thật

           một cách thích hợp.


                 Trong đàm phán, khi chúng ta không muốn để đối phương biết ý
           đồ thực sự của mình, hoặc khi không tự tin nắm chắc vấn đề gì đó,
           hãy sử dụng cách nói nước đôi mơ hồ. Ví dụ, bình luận về một người

           hoặc một việc gì đó, sau khi nêu ra quan điểm, có thể thêm vào câu
   187   188   189   190   191   192   193   194   195   196   197