Page 187 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 187
Khi trò chuyện, hàn huyên, nhất định phải nhớ một điểm: Không
nói về đề tài gây thất vọng.
Động tác phù hợp và ngôn ngữ sắc thái biểu cảm
Động tác cơ thể phù hợp cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng
tới không khí đàm phán. Điều đặc biệt phải chú ý là, do tập quán văn
hóa của các dân tộc và các quốc gia là khác nhau, nên các động tác
cũng phản ánh những điều không giống nhau.
Ví dụ, bắt tay trong lần gặp mặt đầu tiên: Tập quán của một số
quốc gia cho rằng đây là cách thể hiện sự hữu nghị, tạo cảm giác thân
mật. Nhưng một số nước lại cho rằng đó là cách đối phương thể hiện
sự thận trọng, không có thành ý, từ đó sẽ gây ra ác cảm. Chính vì vậy,
người đàm phán trước tiên phải hiểu đặc điểm tính cách, thói quen
của đối phương để có ngôn ngữ hình thể thích hợp.
Ngôn ngữ sắc thái biểu cảm thể hiện tình cảm nội tâm, có thể
truyền đạt thông tin không lời tới đối phương. Người tham gia đàm
phán đang tự tin hay nghi ngờ, vui vẻ hay căng thẳng đều bộc lộ qua
sắc thái tình cảm. Đối phương thành thật hay xảo quyệt, hoạt bát hay
không năng động, tất cả đều có thể thể hiện qua ánh mắt. Do đó, khi
đàm phán, nên chú ý tới sắc thái tình cảm, thông qua nét mặt và ánh
mắt thể hiện sự tin tin, nguyên vọng hợp tác hữu nghị.
Những điều này đều mang lại ảnh hưởng khác nhau tới không khí
cuộc đàm phán. Nếu động tác của bạn gây ra sự phản cảm, sắc thái
tình cảm khiến người khác không thích thì chắc chắn không khí đàm
phán sẽ không tốt.
Ngôn ngữ hài hước và cách thức điều tiết bầu không khí
Không khí một cuộc đàm phán luôn thay đổi liên tục. Bầu không
khí hòa hợp, thoải mái có thể trở nên căng thẳng khi hai bên tranh
luận về những vấn đề có tính chất thực tế, nếu không cẩn thận, cuộc
đàm phán thậm chí còn đổ vỡ. Lúc này, điều hai bên nên làm không
phải là tiếp tục theo đuổi vấn đề, mà là nhanh chóng hóa giải không
khí căng thẳng.
Khi đó, chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ hài hước để hóa giải
bầu không khí. Trong đàm phán kinh tế hiện đại, phát huy sự hài