Page 189 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 189

ngờ. Khi nêu câu hỏi phải nắm chắc thời cơ, có thể đưa ra trước một
           số câu hỏi có vẻ đơn giản và dễ trả lời, nhưng thực chất lại là câu hỏi
           có liên quan tới những vấn đề quan trọng, hãy chờ tới khi tư tưởng
           đối phương thoải mái để đề cập tới vấn đề quan trọng, như vậy sẽ

           khiến đối phương dễ bộc lộ điểm yếu.


                 (2) Nắm chắc tốc độ ra câu hỏi



                 Người đàm phán nên đưa ra câu hỏi với tốc độ vừa phải, hỏi với
           thái độ bình thản. Nếu tốc độ hỏi quá nhanh sẽ để lại ấn tượng không
           tốt về sự thiếu kiên nhẫn, còn có thể gây ra sự phản cảm và thậm chí
           là tâm lí thù địch, làm hỏng bầu không khí đàm phán. Đương nhiên,

           tốc độ ra câu hỏi cũng không thể quá chậm, nếu không sẽ khiến đối
           phương nghi ngờ hoặc cảm thấy nhàm chán.


                 Trong đàm phán, không nên liên tục đưa ra câu hỏi. Điều này sẽ

           khiến người đối diện có tâm lí không muốn trả lời hoặc trả lời qua
           loa.


                 (3) Không nên hỏi dồn dập, hãy để đối phương có thời gian trả

           lời


                 Không nên đưa ra nhiều câu hỏi cùng lúc, như vậy sẽ khiến đối
           phương cảm thấy rối trí, không biết nên trả lời câu hỏi nào. Sau khi

           đưa ra một câu hỏi, hãy im lặng và chờ đợi câu trả lời. Sự im lặng sau
           khi đưa ra câu hỏi sẽ gây áp lực vô hình cho đối phương. Bạn không
           nói nữa, đối phương bắt buộc phải trả lời để phá vỡ sự im lặng, như
           vậy, trách nhiệm phá vỡ sự im lặng giữa hai bên sẽ do người đối diện

           đảm nhiệm. Khi đối phương trả lời câu hỏi, người đàm phán nên chờ
           trả lời xong mới bắt đầu đưa ra câu hỏi khác. Đây là phép lịch sự tối
           thiểu, cũng có lợi cho việc tìm hiểu toàn diện ý đồ của đối phương, để
           từ đó đưa ra câu hỏi chính xác.



                 (4) Thái độ thành thật, tránh những câu hỏi mang tính thù địch


                 Trước khi đặt câu hỏi nên được sự đồng ý của đối phương, nhất

           là khi đưa ra câu hỏi với người lạ hoặc người có địa vị cao. Đối với
           những câu hỏi nhạy cảm, trước khi hỏi nên xin phép. Thái độ thành
           thật sẽ khiến người đối diện vui vẻ trả lời, có lợi cho việc giao lưu tình
           cảm giữa hai bên trong quá trình đàm phán.
   184   185   186   187   188   189   190   191   192   193   194