Page 203 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 203

Nêu yêu cầu cao hơn một chút so với mục tiêu dự định để tạo con
           đường thỏa hiệp. Phải nhớ rằng, nếu đặt mục tiêu cao, bạn sẽ giành
           được nhiều thành quả.



                 (3) Nói nhỏ đúng lúc


                 Khi nhượng bộ trong đàm phán, nhượng bộ phải chậm, lời nói
           phải tỏ ra miễn cưỡng, một bước nhượng bộ nhỏ sẽ mang lại lợi ích

           lớn trong thỏa thuận.


                 (4) Không nên coi thường những điều nhỏ nhặt



                 Đối thủ biết về mình càng ít càng tốt, trong khi đó bạn phải tìm
           hiểu về đối phương, biết người biết ta mới giành chiến thắng.


                 (5) Vận dụng sức cạnh tranh



                 Cho dù đối phương cho rằng thứ họ cung cấp là độc quyền,
           nhưng bạn cũng phải nói cho họ biết rằng bạn có sự lựa chọn khác,
           hãy để người đàm phán với bạn biết rằng bạn có thể hoặc không mua

           cũng không sao, hãy đưa ra sự lựa chọn bằng cách tạo môi trường
           cạnh tranh.


                 (6) Tạm ngừng đúng lúc



                 Nếu cuộc đàm phán rơi vào bế tắc, hãy mạnh dạn tạm ngừng, hãy
           nói bạn cần thảo luận thêm với cấp trên. “Tạm ngừng” sẽ cho đối
           phương cơ hội nghi ngờ hoặc suy nghĩ lại, đồng thời khôi phục thế

           chủ động của bạn trong đàm phán.


                 (7) Cách “đánh cận thành”



                 Hãy uy hiếp để xem đối phương phản ứng thế nào. Cách làm này
           có phần mạo hiểm, nhưng cũng có thể rất hữu dụng, khiến đối
           phương chấp nhận thay đổi hợp đồng hoặc bàn bạc lại.



                 (8) Vận dụng “Chiếc lược dự toán”


                 Ví dụ nói: “Tôi thực sự thích sản phẩm của anh, cũng thực sự có
           nhu cầu, nhưng đáng tiếc tôi không có khả năng chi trả”. Cách mặc cả

           gián tiếp này có thể sẽ khiến đối phương đề nghị nhượng bộ.
   198   199   200   201   202   203   204   205   206   207   208