Page 217 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 217

nghe bị mất hứng thú, thậm chí đã xuất hiện tình trạng người nghe
           bỏ đi chỗ khác, tình hình trở nên hỗn loạn. Lúc này, một nhà hùng
           biện lên sân khấu, sau khi cúi chào khán giả, người đó cầm micro tiến
           về phía trước và nói to: “Chào mọi người, tôi là Thọ đến từ học viện

           báo chí, chủ đề diễn thuyết của tôi là “Ai cũng phải có trách nhiệm bảo
           vệ môi trường”. Do phần mở đầu của các thí sinh hầu hết giống nhau,
           nên không thể gây hứng thú cho người nghe, phía dưới sân khấu vẫn
           rất hỗn loạn. Nhưng sau khi tự giới thiệu, thí sinh tham gia hùng biện

           này đã không nói gì và chỉ đứng im một chỗ mỉm cười, nhìn chằm
           chằm vào ban giám khảo phía dưới mà không có bất cứ động tĩnh gì.


                 Mọi người không biết có chuyện gì xảy ra nên lập tức giữ trật tự,

           sau khi không gian trở nên yên tĩnh, thí sinh hùng biện mới bắt đầu
           nhìn lên và bắt đầu bài diễn thuyết của mình.


                 Khi diễn thuyết, chúng ta khó tránh khỏi tình trạng bên dưới quá

           mất trật tự, lúc này, người diễn thuyết cần phải bình tĩnh, không
           được để mình bị ảnh hưởng, đồng thời sử dụng một số phương pháp
           đặc biệt thu hút sự chú ý của mọi người để đạt mục đích khiến người
           nghe tập trung tinh thần.



                 Khéo léo thay đổi khi chủ đề bị trùng lặp


                 Trong các cuộc thi hùng biện, thường xảy ra tình trạng nội dung

           hoặc chủ đề của các thí sinh bị trùng nhau. Khi gặp tình huống này,
           lựa chọn đúng đắn nhất là ngay lập tức thay đổi. Nếu chủ đề của
           người khác giống chủ đề của bạn mà người đó lại nói trước, thì phải
           ngay lập tức thay đổi chủ đề của mình, khiến nó trở nên mới mẻ hơn.

           Nếu người khác dùng danh ngôn hoặc lấy ví dụ cụ thể giống bạn, thì
           hãy lập tức tìm nội dung khác thay thế để tránh bị lặp lại, ảnh hưởng
           tới suy nghĩ của người nghe.



                 Trong một cuộc thi hùng biện về chủ đề tình yêu quê hương đất
           nước, Vân định sử dụng câu hát mở đầu trong bái hát “Việt Nam quê
           hương tôi” để bắt đầu phần thi của mình. Nhưng thật không ngờ, thí
           sinh thi trước cô đã dùng cách này. Nếu thay đổi thì sẽ không phù

           hợp với nội dung bài diễn thuyết, thời gian quá gấp rút, không biết
           phải làm thế nào? Rất nhanh chóng, Vân đã linh hoạt nghĩ ra cách
           ứng phó, đến lượt mình, cô ung dung bước lên sân khấu và nói: “Thí
           sinh vừa rồi có nhắc tới một bài hát, trong bài hát có câu: Việt Nam

           đất nước quê hương chúng tôi, có hàng dừa xanh xa tít chân trời…”
   212   213   214   215   216   217   218   219   220   221   222