Page 254 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 254

(2) Cố ý kéo dài thời gian. Giả sử có người mời bạn sau khi tan
           làm đi uống rượu hoặc nhờ bạn giúp anh ta một số việc vào buổi tối,
           nếu bạn muốn từ chối, có thể nói: “Tối nay tôi bận, chuyện này tính
           sau”. Nếu đối phương vẫn nài nỉ, bạn hãy nhắc lại điều đó vài lần,

           như vậy họ sẽ hiểu thái độ của bạn và không ép bạn nữa. Như vậy là
           bạn đạt mục đích từ chối và không làm ảnh hưởng tới hòa khí.


                 (3) Giữ im lặng. Khi người khác nhờ bạn giúp đỡ, nếu trong

           hoàn cảnh bạn không thể trực tiếp nói lời từ chối. Bạn hãy lựa chọn
           cách giữ im lặng. Có thể nói: “Tôi biết rồi, để tôi suy nghĩ thêm…”.
           “Im lặng là vàng”, trong một số trường hợp, im lặng cũng chính là
           sức mạnh khiến đối phương cảm nhận được sự từ chối của bạn.



                 (4) Từ chối bằng lời nói khéo léo. Trong cuộc sống và trong công
           việc, khi bạn bè hoặc những người thân thiết nhờ bạn làm một số
           việc không đúng đắn. Do quan hệ thân thiết nên khi từ chối, nhất

           định phải sử dụng ngôn ngữ thật khéo léo, như vậy mới không làm
           tổn hại tình cảm đôi bên. Bạn có thể nói: “Tôi rất hiểu tâm trạng của
           chị, nhưng việc làm này không tốt cho cả chị và tôi, chị thử nghĩ mà
           xem...” Hãy suy nghĩ vấn đề trên lập trường của đối phương và khéo

           léo thể hiện suy nghĩ của bạn, đối phương sẽ lập tức hiểu ra yêu cầu
           đó là không đúng, thậm chí còn biết ơn sự thấu hiểu của bạn, mối
           quan hệ giữa hai bên vì thế sẽ không bị ảnh hưởng.



                 Hải Thụy thời nhà Minh là người rất giỏi trong việc từ chối người
           khác. Hãy xem một câu chuyện về vị quan này.


                 Một lần, Hải Thụy quyết định sẽ phạt một vị quan huyện vì tội

           cướp ruộng đất của dân. Lúc này, một số vị quan khác đã đứng ra xin
           giảm nhẹ tội cho người bị phạt, họ nói với Hải Thụy: “Thánh nhân
           không làm việc quá đáng”. Hải Thụy trả lời: “Các vị không biết Hải
           Thụy không phải thánh nhân ư?”, ông chỉ nói một câu và vẫn quyết

           định làm theo ý mình.


                 Câu nói này đã khéo léo thể hiện quyết tâm của quan Hải Thụy,
           đồng thời khiến cho những người khác không còn lí do gì để can ngăn

           ông thực thi pháp luật.


                 Cho dù là trong cuộc sống hay trong công việc, chúng ta luôn gặp
           những chuyện mà bản thân không thể chấp nhận, vậy phải giải quyết

           và từ chối như thế nào? Từ chối là một môn học mà bạn phải nghiên
   249   250   251   252   253   254   255   256   257   258   259