Page 279 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 279

hương” là một kiểu tình bạn đặc biệt.


                 Trong môi trường xã hội phức tạp và nhiều áp lực như ngày nay,
           nhờ đồng hương giúp đỡ dễ hơn nhiều so với nhờ vả người xa lạ.

           Giữa đồng hương luôn có sự tin tưởng lẫn nhau.


                 Ông Lưu là người huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Theo lời
           kêu gọi đi xây dựng vùng kinh tế mới, ông và bố mình chuyển đến

           Điện Biên và định cư luôn ở đây. Sau đó, ông Lưu không quay về Thái
           Bình nữa.


                 Sau cải cách mở cửa, trải qua quá trình cố gắng, ông Lưu đã trở

           thành một thương gia có tiếng. Tuổi càng cao, ông càng muốn về
           thăm quê hương, nhưng do công việc bận rộn nên ông không có thời
           gian.



                 Lúc này, chính quyền nơi quê hương ông Lưu muốn mở một
           xưởng gia công, cần vốn đầu tư. Một cán bộ được cử đến gặp ông Lưu
           với hi vọng được ông giúp vốn.



                 Hai người là bạn khi còn nhỏ, vừa gặp nhau họ đã nói đến chuyện
           quê hương thay đổi như thế nào, phát triển ra sao… Việc này đã khiến
           ông Lưu nhớ lại quãng thời gian tươi đẹp thời thơ ấu, nhớ quê nhà,
           nhớ ông bà và nhớ bạn cũ…



                 Hai người đã ôn lại kỉ niệm trong suốt vài giờ đồng hồ, nhưng
           người cán bộ vẫn không hề nói đến chuyện xin góp vốn. Cuối cùng,
           ông Lưu đã chủ động gợi ý việc giúp đỡ quê hương và chấp nhận yêu

           cầu góp vốn đầu tư cho quê hương mình.


                 Từ đó có thể thấy, khi sử dụng mối quan hệ đồng hương để nhờ
           giúp đỡ, kĩ năng quan trọng nhất là phải nắm được chữ “tình”.














                 Khi nhờ người khác giúp một việc gì đó, nhất định phải chú ý lời
           nói chừng mực, phải biết điều gì nên và không nên nói. Nếu lời nói

           của bạn khiến đối phương không hài lòng, điều đó sẽ ảnh hưởng
   274   275   276   277   278   279   280   281   282   283   284