Page 77 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 77
để thể hiện sự thân thiết, anh ta đã nói: “Chào anh, em rất vui được
gặp anh, nghe danh anh đã lâu nhưng đúng là trăm nghe không bằng
một thấy”. Thật không ngờ đối phương đỏ bừng mặt. Thì ra, người
anh trai đó vừa bị tạm giam 15 ngày do gây rối trật tự và mới được
thả.
Cậu thanh niên không hiểu chuyện đã dùng cụm từ “nghe danh
anh đã lâu” để tỏ ý ngưỡng mộ đối phương, nhưng không ngờ lại
chạm vào “nỗi đau khổ” của người đó.
(2) Nói như vẹt
Một số người khi công khai khen ngợi ai đó, bản thân không biết
phải khen như thế nào, chỉ biết bắt chước theo lời khen của người
khác, những người như vậy không bao giờ được mọi người coi trọng.
Thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Hoa, có một lần Chu
Ôn và một số thuộc hạ của ông đi dạo dưới vườn cây, Chu Ôn có nói
một câu: “Cây liễu to quá!” Để lấy lòng Chu Ôn, các thuộc hạ cũng hùa
theo: “Câu liễu to quá!” Chu Ôn thấy vậy rất buồn cười, lại nói: “Cây
liễu to quá, có thể làm đầu xe”. Trên thực tế, gỗ liễu không thể dùng
làm đầu xe được, thế nhưng một vài thuộc hạ vẫn tỏ ý tán thành: “Có
thể làm đầu xe”. Chu Ôn đã nhìn rõ bản chất của những người nói
như vẹt đó, ông nói to: “Gỗ liễu không thể làm đầu xe! Ta nghe nói,
thời Tần có chuyện lấy la làm ngựa, thật không ngờ các ngươi lại là
loại người như vậy”. Cuối cùng những người nói “Có thể làm đầu xe”
đều bị bắt và bị xử tội chết.
Trong tình huống có sự góp mặt của đông người, nếu tất cả mọi
người đều dùng cùng một cách nói để khen ngợi ai đó sẽ khiến cho
người đó cảm thấy bối rối. Càng là người khen cuối cùng thì càng dễ
bị mất cảm tình.
(3) Chỉ biết khen điểm mạnh của người khác
Khi chúng ta khen ai đó, trước tiên phải phát hiện ra điểm mạnh
của đối phương, sau đó dành tặng họ lời khen. Thời gian trôi qua,
người được khen nghe nhiều đã thấy nhàm nên cũng không còn cảm
thấy vui khi được khen nữa.
Khen lấy lệ hay khen quá lời chỉ khiến cho người được khen cảm