Page 81 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 81
chạm giữa người với người, làm tan chảy mâu thuẫn và hiểu nhầm
khiến các cuộc giao tiếp của con người trở nên thuận lợi, hòa hợp.
Một ngày, nhà văn nổi tiếng người Anh George Bernard Shaw
đang đi trên đường. Đột nhiên, ông bị một người đi xe đạp đâm phải,
may mắn là không bị thương, chỉ hơi sợ một chút. Người đi xe đạp
vội vàng đỡ ông dậy, luôn mồm xin lỗi và tự trách mình không cẩn
thận. Thế nhưng nhà văn lại tỏ ra đáng tiếc và nói: “Anh thật không
may. Nếu hôm nay anh đâm chết tôi, thì anh đã thành người nổi tiếng
rồi”.
Câu nói hài hước của George Bernard Shaw đã thể hiện sự rộng
lượng, ông dùng chính tình cảm và sự khoan dung của mình để giúp
bản thân và người đối diện thoát khỏi tình cảnh bối rối, căng thẳng,
sự cố đâm xe đã được giải quyết nhẹ nhàng.
Hài hước là chất bôi trơn của hoạt động giao tiếp, nó có thể giúp
bạn thể hiện thiện ý và sự chân thành với người khác, khiến đôi bên
dễ dàng trò chuyện tiếp xúc, giảm sự va chạm giữa người với người
và nâng cao chất lượng giao tiếp.
Hài hước mang lại sự đồng cảm
Nhà thơ Lí Bạch đã từng nói: “Con người quý mến nhau, không
cần dùng tiền bạc”. Từ đó có thể thấy, giao tiếp giữa con người với
con người cần bằng cả trái tim. Muốn tìm sự đồng cảm, thì phải nhờ
sự giúp đỡ của yếu tố hài hước. Bởi một người hóm hỉnh, thú vị sẽ dễ
dàng được người khác chấp nhận.
Trong một trận bóng đá, một đội bóng vừa thua thảm hại và mất
cơ hội chắc chắn giành ngôi vô địch, nhưng huấn luyện viên không vì
thế mà trách mắng các cầu thủ, ông hài hước nói: “Tình hình bây giờ
rất tốt, chúng ta đã gạt bỏ được gánh nặng vô địch, có thể thoải mái
thi đấu, cố gắng hết sức giành chiến thắng trong trận sau.”
Lời nói của ông không chỉ khiến các cầu thủ giải tỏa gánh nặng tư
tưởng, mà còn an ủi tâm lí của họ.
Sự hài hước của huấn luyện viên đã khiến các cầu thủ hiểu rõ tình
hình của đội và hiểu sự buồn bã của ông. Lời nói của ông đã giúp họ
đồng cảm, đó là điều chúng ta không thể bỏ qua. Do đó, các cầu thủ