Page 84 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 84
cửa nhà một người thành phố, người thành phố hỏi: “Ăn cơm chưa?
Vào nhà tôi ăn cơm đi.”
Người nông dân vọi trả lời: “Cảm ơn ý tốt của ông, tôi ăn rồi”.
Thật không ngờ người thành phố lại nói: “Tôi không hỏi ông, tôi
đang nói chuyện với con la của ông”.
Người nông dân không nói gì, chỉ quay lại trách mắng con la: “Lúc
ra khỏi nhà, tao hỏi mày ở thành phố có người quen không, mày nói
không có. Vậy bây giờ lại có người mời mày ăn cơm là sao?”
Người thành phố hỏi: “Anh đang nói chuyện với ai?”
Người nông dân đáp: “Tôi không nói chuyện với ông, tôi đang nói
chuyện với con la.”
Người nông dân đã khéo léo vận dụng sự hài hước, mượn chuyện
trách mắng con la để tấn công lại đối phương.
Giữa con người với con người luôn có sự giao tiếp, và việc nói
chuyện với nhau chính là cầu nối. Do đó, khi giao tiếp, trò chuyện,
nhất định phải chú ý tới ngôn ngữ, có lúc chỉ một lỗi nhỏ nhưng cũng
có thể gây ra sự căng thẳng. Nếu có thể hóa giải những rắc rối không
cần thiết bằng sự hài hước thì bạn sẽ xây dựng được mối quan hệ tốt
đẹp với người khác.
Trong giao tiếp, có lúc bạn sẽ gặp phải sự tấn công hay khiêu
khích ác ý từ người khác, nếu lựa chọn đáp trả hoặc im lặng không
nói gì, thì điều đó sẽ chỉ càng khiến kẻ khiêu khích đắc ý trong khi bản
thân mình có thể bị tổn thương. Lúc này chúng ta không thể rút lui,
hãy khéo léo nắm bắt đằng chuôi lời nói của đối phương, sử dụng sự
hài hước làm vũ khí tấn công.
Một nghị sĩ tham gia tranh cử Tổng thống. Một ngày, ông đến
diễn thuyết ở một ngôi làng. Một nửa thời gian trôi qua, ông đã gặp