Page 89 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 89
khiến cuộc giao tiếp diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên chuyện cười cần
phải có ý nghĩa, có tác dụng, điều này trước tiên yêu cầu bạn phải biết
được một số câu chuyện có liên quan tới công việc, sau đó tùy vào
hoàn cảnh cụ thể để sử dụng một cách linh hoạt.
Một câu chuyện cười hay có thể tạo được thiện cảm, khiến mọi
người vui vẻ. Nhưng khi kể chuyện cười, nhất định phải cố gắng kể rõ
ràng, tỉ mỉ, văn phong mạch lạc để người nghe dễ hiểu, không nên
làm phức tạp câu chuyện.
Nhà của một người nọ xảy ra hỏa hoạn, ông ta gọi 114. Sau khi
đầu dây bên kia có người nghe, ông ta hét to: “Mau đến cứu hỏa!”
Nhân viên tổng đài hỏi: “Bị cháy ở đâu?”
Người này đáp: “Ở nhà tôi”.
Nhân viên tổng đài vội vàng hỏi tiếp: “Tôi hỏi ông, cháy ở đâu?”
Người đàn ông trả lời: “Ở nhà bếp.”
Nhân viên tổng đài nói: “Làm sao để chúng tôi đến được nhà
ông?”
Người đàn ông nói: “Làm sao để đến nhà tôi ư? Đương nhiên là đi
xe cứu hỏa đến rồi.”
Nhân vật trong câu chuyện đã không nói rõ về địa điểm xảy ra hỏa
hoạn, vì thế mà lực lượng cứu hỏa không thể kịp thời đến dập lửa.
Mặc dù đây chỉ là chuyện cười, nhưng khi kể mà bạn không thể
nói rõ tình tiết truyện thì sẽ không tạo được hiệu quả hài hước.
Kể chuyện cười cũng là một nghệ thuật. Nếu bạn diễn đạt hay thì
câu chuyện sẽ mang lại niềm vui cho người khác. Còn khi kể chuyện
cười, nếu chưa bắt đầu hoặc chưa kể xong mà bản thân bạn đã không
nhịn được cười, điều đó sẽ làm giảm hiệu quả hài hước mà câu
chuyện mang lại. Cách tốt nhất là bạn không cười, như vậy câu
chuyện kể ra mới khiến người khác buồn cười.
Tại một bữa tiệc, khi nói về vấn đề công việc của nhân viên cấp