Page 94 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 94
Mọi người nghe xong đều bật cười. Người đàn ông hút thuốc
cũng không có lời gì để nói nữa. Sau đó, ông ta đã cố gắng bỏ thuốc.
Lời giải thích của người phụ nữ chính là nói ngược. Bà nói về
những điều tốt, nhưng thực chất lại là những hậu quả xấu của việc
hút thuốc, bà không chỉ khuyên được người bạn bỏ thuốc lá, mà còn
để lại ấn tượng rất sâu sắc bởi sự hài hước của mình.
Ngôn ngữ hai tầng ý nghĩa
Phương pháp này chính là ngoài mặt thì nói chuyện A, nhưng
thực chất lại ám chỉ chuyện B, hai vấn đề được liên kết bằng sự hài
hước để tạo ra hiệu quả tích cực.
Gerald Ford là Tổng thống thứ 38 của nước Mỹ, khi nói chuyện,
ông thường thích sử dụng ngôn ngữ đa nghĩa, điều này khiến cho
cách nói chuyện của ông rất hài hước.
Có một lần, một phóng viên hỏi ông, giữa ông và Tổng thống
Lincoln có điểm gì khác nhau, ông trả lời: “Tôi là một chiếc Ford, chứ
không phải Lincoln. Mọi người đều biết, Lincoln là một vị Tổng thống
vĩ đại của nước Mỹ, nhưng cũng là tên một hãng xe hơi cao cấp nhất.
Còn Ford chỉ là một hãng xe hơi phổ thông, rẻ tiền nhưng đại chúng
hóa.” Ông vừa nói xong, phóng viên mỉm cười và không hỏi thêm gì
nữa.
Câu nói của Tổng thống Ford, một là thể hiện sự khiêm tốn, hai là
ngầm tự khen mình là một vị Tổng thống được nhiều người yêu mến.
Tuy nhiên, do đây không phải lời ông trực tiếp nói ra nên tránh được
việc mang tiếng tự kiêu.
Người hài hước thường sử dụng cách nói đa tầng nghĩa, nó có thể
giúp người nói thể hiện thái độ một cách nhẹ nhàng, ôn hòa, dí dỏm
nhưng cũng không thiếu chính kiến. Nó là sự kết hợp khéo léo của
“ngây thơ” và “lí tính”, thậm chí còn có thể nhẹ nhàng giúp bạn hóa
giải khó khăn.
Thời nhà Minh, có một họa sĩ tên là Châu Huyền Tố. Có một lần,
Chu Nguyên Chương yêu cầu họa sĩ vẽ bức tranh “Giang sơn thiên
hạ” lên một bức tường lớn để thể hiện sự nghiệp vĩ đại của mình.