Page 46 - Học Từ Thất Bại
P. 46
đó, họ đang nói rằng hôm nay mình khôn ngoan hơn hôm
qua. Và tất nhiên là vẫn có những tác dụng bên lề khác. Như
nhà văn Mỹ vĩ đại Mark Twain châm biếm: “Phải luôn công
nhận lỗi lầm một cách chân thành. Nó sẽ khiến những kẻ có
quyền hành lơ là và cho bạn cơ hội cam kết nhiều hơn”.
Sai lầm có thể là người thầy tốt nhất của ta. Nếu sẵn sàng
thừa nhận những sai lầm và học hỏi từ chúng, ta sẽ hiểu biết
và khôn ngoan. Ta có thể như vậy nếu dành chút thời gian
để chiêm nghiệm và đặt câu hỏi:
Cái gì không đúng?
Không đúng từ lúc nào?
Không đúng từ đâu?
Vì sao lại không đúng?
Tôi đã khiến chuyện này sai ở đâu?
Tôi rút ra được bài học gì từ trải nghiệm này?
Tôi sẽ áp dụng những gì vừa học được vào tương lai như
thế nào?
Quá trình đặt câu hỏi có thể khá chậm chạp và không
thoải mái, nhất là đối với những người có thiên hướng hành
động. Nhưng nó luôn có phần thưởng. Tính khiêm nhường
chứa đầy những sai lầm. Tính khiêm nhường cho phép ta
học hỏi từ những sai lầm đó.
3. Tính khiêm nhường cho phép ta bỏ
qua sự cầu toàn mà liên tục nỗ lực
Cháu nội tôi – John, con trai của Joel con trai tôi và Liz con
dâu tôi – là một cậu nhóc tuyệt vời. (Tôi vẫn nói vậy ngay cả