Page 47 - Học Từ Thất Bại
P. 47
khi nó không phải cháu tôi!) Thằng bé rất thông minh,
nhưng nó cũng đôi lúc có xu hướng hơi nghiêm túc và cầu
toàn. Để giúp thằng bé, cha mẹ nó đã mua tặng một cuốn
sách có tên Những sai lầm có ích (Mistakes That Worked)
của Charlotte Foltz Jones. Họ cùng đọc và cuốn sách này đã
giúp thằng bé hiểu rằng nó không cần phải trở thành người
hoàn hảo thì mới thành công được.
Trong cuốn sách, Jones viết:
Cứ gọi chúng là sự vô tình. Gọi là sai lầm. Thậm chí là
vận may.
Nếu sự thật vỡ lở ra, ta có thể vô cùng ngạc nhiên bởi có
rất nhiều các phát minh và khám phá vĩ đại đến từ sự
tình cờ, bất ngờ và không định trước.
Những nhà phát minh được đề cập trong cuốn sách này
không chỉ là những người thông minh mà còn vô cùng
tỉnh táo. Việc thất bại rồi dẫn đến bỏ dở toàn bộ ý tưởng
rất dễ xảy ra. Nhưng thất bại mà vẫn nhận ra chức năng
khác cho thất bại đó mới là khó.
Các nhà phát minh được đề cập trong cuốn sách này đã
dạy cho tất cả chúng ta bài học được minh họa rõ ràng
nhất trong câu nói của Bertolt Brecht năm 1930: “Trí
thông minh không phải là để không phạm sai lầm, mà là
để nhanh chóng nhìn ra cách khiến chúng tốt đẹp lên”.
Một trong những câu chuyện ưa thích của John trong cuốn
sách này là về dược sĩ John Pemberton ở Atlanta, bang
Georgia. Năm 1886, vị dược sĩ này muốn điều chế một loại
thuốc để giải tỏa những mệt mỏi, hỗ trợ cho hệ thần kinh và
làm dịu những cơn đau.