Page 49 - Học Từ Thất Bại
P. 49
hành các thí nghiệm với cao su. Chất này lấy từ nhựa cây và
đã được biết đến từ nhiều thế kỷ. Người ta đã tìm mọi cách
để đưa nó vào sử dụng nhưng khi bị làm nóng nó sẽ chảy ra,
còn khi gặp lạnh thì lại bị vỡ vụn. Goodyear thử trộn chất
này với nhiều chất khác nhưng nó vẫn chưa thành chất có
thể sử dụng được. Rồi một ngày ông vô tình làm rơi vài giọt
cao su được trộn lẫn với lưu huỳnh vào bếp lò. Hơi nóng đã
khiến cho cao su trở nên cứng mà lại dẻo. Ngay cả khí lạnh
cũng không làm cho nó bị giòn. Vậy là sự tình cờ đã giúp
Goodyear chuyển hóa cao su thành một chất được sử dụng
trong rất nhiều sản phẩm và ngành nghề như hiện nay.
Giấy bóng kính cũng là một sản phẩm ra đời từ sự vô tình.
Kỹ sư dệt người Thụy Sỹ, Jacques Brandenberger muốn tạo
ra một loại vải chống thấm nước sau khi thấy chai rượu bị
đổ vào chiếc khăn trải bàn. Lớp màng bọc ông tạo ra lại quá
cứng và giòn, không thể sử dụng được. Nhưng
Brandenberger lại phát hiện ra lớp phim trong suốt được
tách ra khỏi bề mặt vải theo cả tấm lớn. Đến năm 1908, ông
đã phát minh ra chiếc máy dùng để sản xuất ra những tấm
phim đó.
Penicillin cũng là kết quả của sự nhầm lẫn. Năm 1928, khi
nhà nghiên cứu Alexander Fleming vô tình đưa một loại
mốc vào một chiếc đĩa nuôi cấy vi khuẩn cúm, vi khuẩn yếu
đi và chết. Sau lần vô tình đó, ông nghiên cứu kỹ lưỡng kết
quả thí nghiệm. Ông tách rồi xác định loại mốc, từ đó dẫn
đến sự hình thành của một loại vắc-xin có khả năng cứu
sống vô vàn sinh mạng con người.
Sức mạnh của chiếc lò vi sóng được một kỹ sư phát hiện ra
khi ông vô tình làm chảy thanh sô-cô-la trong túi khi sử
dụng lò. Teflon được phát hiện khi một nhà nghiên cứu sử