Page 125 - 1. TAI LIEU THEO DOI BAI GIANG LSKT
P. 125
Mặt bằng Chùa bố chục theo kiểu ?: MB Chùa bố chục theo kiểu chữ ?:
.…………………………………………………………………………………………………………………………………..…………….
Chùa chữ Đinh (丁): có nhà chính điện hay còn gọi là thượng điện, là nhà đặt các bàn thờ
Phật, được nối vuông góc với nhà bái đường(hay nhà tiền đường).
(Chùa Hà, chùa Bộc (Hà Nội); chùa Nhất Trụ, chùa Bích Động (Ninh Bình); chùa Trăm Gian (Hà
Nội); chùa Dư Hàng (Hải Phòng),...)
Chùa chữ Công (工): là chùa có nhà thượng điện và nhà bái đường ( tiền đường) song song
với nhau và được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà thiêu hương(ống muống), nơi sư
làm lễ.
Chùa kiểu Nội công ngoại quốc:
Bố cục mặt bằng chùa có dạng: phía trong hình chữ Công (工), còn phía ngoài có khung bao
quanh như chữ khẩu (口) hay như ở chữ Quốc (國). Có 2 hành lang dài nối liền nhà tiền đường
ở phía trước với nhà hậu đường ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy
bái đường, nhà thiêu hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở giữa. ( Chùa
Phổ Minh, Nam Định; Chùa Keo, Thái Bình; Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh...)
Chùa chữ Tam (三) :
Là kiểu chùa có ba nếp nhà song song với nhau, thường được gọi là chùa Hạ, chùa Trung và
chùa Thượng. Chùa Kim Liên, chùa Tây Phương ở Hà Nội có dạng bố cục như thế này.
1.4. Lược sử Chùa Tháp từ thế 1-10
Phật giáo đã du nhập vào Việt nam vào khoảng đầu 200-300 năm trước Công nguyên, tuy
nhiên để lại chứng tích rõ ràng là trung tâm Phật giáo sớm nhất là Luy lâu, tức vùng Dâu, nay
là Thuận Thành tỉnh Bắc ninh, minh chứng là ngôi chùa Dâu được xây dựng năm năm 187 do
2 nhà sư Ấn độ là Kim trang và Kim quốc xây dựng, tiếp đến là chùa Đậu – Hà tây. Trước đó
có Tôn giả Bảo Đức từ Ấn độ sang xây dựng Tháp Phật (khu mả Bụt) chùa Thắng Nghiêm, Khúc
thủy , Thanh oai, Hà nội.
Từ khoảng đầu Công nguyên đến thế kỷ IV, V Phật giáo Việt nam chịu ảnh hưởng chủ yếu
của Ấn độ. Hình thức Chùa Tháp Phật thời gian này cho đến hiện nay chưa có dấu vết gì.
Giữa thế kỷ thứ 6, Lí nam Đế đã giành độc lập cho Việt nam, trong thời gian trị vì ngắn ngủi
của mình 541-547, ông đã cho xây dựng chùa Khai quốc sau được đổi tên là Trấn quốc, nhưng
chưa có tài liệu nào miêu tả chi tiết.
Đến cuối thế kỷ thứ 6 vào thời nhà Tùy ( 581-618) – Trung quốc, Phật giáo đã rất phát
triển và có nhiều nhà sư đã đến Việt nam để truyền bá đạo Phật như nhà sư Tì Ni Đa Lưu Chi
người Ấn độ nhưng lại là học trò của Tăng Xán - tổ thứ 3 của Thiền Tông Trung quốc đến trụ
trì ở chùa Dâu mở ra 1 phái thiền Việt nam, sau đấy học trò trực tiếp của ông là nhà sư người
Việt nam Pháp hiền tiếp tục phát triển Thiền tông Tì Ni Đa Lưu Chi .
Giai đoạn này nhiều ngôi Chùa Tháp được xây ở VN & ảnh hưởng KT đời Đường, TQ.
Tùy Văn Đế đã sai sứ đem các hòm Xá lị đến Việt nam để xây Tháp làm bảo vật trấn Chùa,nhà
sư Pháp Hiền đã chia cho chùa Dâu, cùng các chùa có tiếng khác ở Châu phong – Phú thọ ngày
nay, Ái châu – Thanh hóa, Hoan – Nghệ an để xây Tháp trong khoảng năm 601-604.
125
.…………………………………………………………………………………………………………………………………..…………….
Chùa chữ Đinh (丁): có nhà chính điện hay còn gọi là thượng điện, là nhà đặt các bàn thờ
Phật, được nối vuông góc với nhà bái đường(hay nhà tiền đường).
(Chùa Hà, chùa Bộc (Hà Nội); chùa Nhất Trụ, chùa Bích Động (Ninh Bình); chùa Trăm Gian (Hà
Nội); chùa Dư Hàng (Hải Phòng),...)
Chùa chữ Công (工): là chùa có nhà thượng điện và nhà bái đường ( tiền đường) song song
với nhau và được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà thiêu hương(ống muống), nơi sư
làm lễ.
Chùa kiểu Nội công ngoại quốc:
Bố cục mặt bằng chùa có dạng: phía trong hình chữ Công (工), còn phía ngoài có khung bao
quanh như chữ khẩu (口) hay như ở chữ Quốc (國). Có 2 hành lang dài nối liền nhà tiền đường
ở phía trước với nhà hậu đường ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy
bái đường, nhà thiêu hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở giữa. ( Chùa
Phổ Minh, Nam Định; Chùa Keo, Thái Bình; Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh...)
Chùa chữ Tam (三) :
Là kiểu chùa có ba nếp nhà song song với nhau, thường được gọi là chùa Hạ, chùa Trung và
chùa Thượng. Chùa Kim Liên, chùa Tây Phương ở Hà Nội có dạng bố cục như thế này.
1.4. Lược sử Chùa Tháp từ thế 1-10
Phật giáo đã du nhập vào Việt nam vào khoảng đầu 200-300 năm trước Công nguyên, tuy
nhiên để lại chứng tích rõ ràng là trung tâm Phật giáo sớm nhất là Luy lâu, tức vùng Dâu, nay
là Thuận Thành tỉnh Bắc ninh, minh chứng là ngôi chùa Dâu được xây dựng năm năm 187 do
2 nhà sư Ấn độ là Kim trang và Kim quốc xây dựng, tiếp đến là chùa Đậu – Hà tây. Trước đó
có Tôn giả Bảo Đức từ Ấn độ sang xây dựng Tháp Phật (khu mả Bụt) chùa Thắng Nghiêm, Khúc
thủy , Thanh oai, Hà nội.
Từ khoảng đầu Công nguyên đến thế kỷ IV, V Phật giáo Việt nam chịu ảnh hưởng chủ yếu
của Ấn độ. Hình thức Chùa Tháp Phật thời gian này cho đến hiện nay chưa có dấu vết gì.
Giữa thế kỷ thứ 6, Lí nam Đế đã giành độc lập cho Việt nam, trong thời gian trị vì ngắn ngủi
của mình 541-547, ông đã cho xây dựng chùa Khai quốc sau được đổi tên là Trấn quốc, nhưng
chưa có tài liệu nào miêu tả chi tiết.
Đến cuối thế kỷ thứ 6 vào thời nhà Tùy ( 581-618) – Trung quốc, Phật giáo đã rất phát
triển và có nhiều nhà sư đã đến Việt nam để truyền bá đạo Phật như nhà sư Tì Ni Đa Lưu Chi
người Ấn độ nhưng lại là học trò của Tăng Xán - tổ thứ 3 của Thiền Tông Trung quốc đến trụ
trì ở chùa Dâu mở ra 1 phái thiền Việt nam, sau đấy học trò trực tiếp của ông là nhà sư người
Việt nam Pháp hiền tiếp tục phát triển Thiền tông Tì Ni Đa Lưu Chi .
Giai đoạn này nhiều ngôi Chùa Tháp được xây ở VN & ảnh hưởng KT đời Đường, TQ.
Tùy Văn Đế đã sai sứ đem các hòm Xá lị đến Việt nam để xây Tháp làm bảo vật trấn Chùa,nhà
sư Pháp Hiền đã chia cho chùa Dâu, cùng các chùa có tiếng khác ở Châu phong – Phú thọ ngày
nay, Ái châu – Thanh hóa, Hoan – Nghệ an để xây Tháp trong khoảng năm 601-604.
125