Page 126 - 1. TAI LIEU THEO DOI BAI GIANG LSKT
P. 126
Các nhà khảo cổ Việt nam đã tìm thấy dấu vết của 1 ngôi Tháp thời Tùy Đường, đó là Nhạn
Tháp – Nam Đàn – Nghệ an. Tháp xây bằng gạch, đã bị đổ, chỉ còn lại phần chân tháp hình
gần vuông 9,6x9m. Bên trong tháp có 1 chiếc hộp nhiều lớp đựng Xá lợi. Như vậy có thể phỏng
đoán Tháp Nhạn là 1 Tháp đựng xá lợi mà Tùy văn Đế đã cho xây ở nơi cách Hà nội khoảng
300 km, chứng tỏ ở giai đoạn này Chùa Tháp đã rất phát triển.

Thời Đinh, Tiền lê có xây dựng 1 số chùa như Chùa Nhất trụ, Chùa Bà Ngô – Hoa lư , Ninh
Bình.
1.5. Kiến trúc chùa thời Lý ( Thời gian:1009 đến năm1225)
Bối cảnh xã hội, sự kiện đặc biệt ?:
Khi triều đại nhà Lý được sáng lập, Lý Thái Tổ đã rời kinh đô từ Hoa lư – Ninh bình về Thăng
Long- Hà nội, Đại Việt bước vào giai đoạn độc lập lâu dài, ổn định về chính trị thì Phật giáo
cũng bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ & thịnh vượng nhất. Vua Lý Thái tổ cho xây dựng
chùa trong khắp cả nước với quy mô lớn, ủng hộ những người muốn trở thành nhà sư, ông sai
sứ giả sang Trung quốc thỉnh Kinh Tam Tạng để truyền bá đạo Phật. Ông đã cho xây dựng hơn
300 ngôi chùa và sửa chữa các chùa cũ nát. Các vị vua sau này của nhà Lý đều sùng đạo Phật.
Đều cho xây dựng những ngôi chùa lớn trên khắp cả nước. Ỷ Lan Thái hậu đã cho xây hơn 100
ngôi chùa.
Các di tích Phật giáo thời Lý chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhiều nhất là ở
Thăng Long, Bắc Ninh và Nam Định.
+ Chùa Diên Hựu hay gọi là chùa Một Cột ( Hà Nội), khởi dựng năm 1049 dưới đời vua Lý
Thái Tông tại Thăng Long.
+ Chùa Phật Tích - Vạn Phúc tự ( Bắc Ninh), khởi dựng năm 1057.
+ Chùa Dạm - Thần Quang tự (Bắc Ninh), xây 1087
+ Chùa Long Đọi - Diên Linh tự (Hà nam) khởi dựng từ năm 1054 dưới đời vua Lý Thánh
Tông.
+ Chùa Chương Sơn ( Nam Định)
+ Chùa Bà Tấm - Sùng Phước tự ( Hà Nội)
+ Chùa Láng – Chiêu Thiên tự ( Hà Nội) chùa được xây thời Lý Thần Tông
Đặc điểm ngôi chùa Thời Lý
-Vị trí, thế đất: “Sơn thủy hữu tình”. Xây trên các triền núi nơi có phong cảnh đẹp, lấy núi
làm chỗ dựa. Phía trước mặt là sông hồ, thuận tiện cho việc chuyên chở vật liệu & đi lại. Nếu
không có núi người xưa cũng tìm nơi đất cao để xây dựng chùa.
-Quy mô: Năm 1088, Chùa được chia làm: Chùa đại danh lam, trung danh lam, tiểu danh
lam. Kiến trúc Chùa Tháp thời Lý có quy mô lớn, đạt được cấu trúc Chùa Tháp hoàn chỉnh.
- Một số kiểu tổ hợp không gian
A. Chùa có Cấu trúc giật cấp theo trục dài

 Thường thấy ở các chùa lớn, qui mô Đại danh lam
 Nằm rải rác ở các địa phương, vừa là chùa thờ Phật vừa có Hành cung cho vua nghỉ lại

mỗi khi đi du ngoan vùng ấy. Như chùa Phật Tích, Chùa Long đọi, Chùa Dạm, Chương
Sơn…
 Các công trình được bố trí trên các cấp nền giật theo địa hình núi.
 Nổi trội trên toàn cảnh chùa là những cây Tháp lớn, trong lòng tháp có đặt tượng Phật.
Như Tháp chùa Phật tích, Tháp Sùng Thiện Diên Linh ở chùa Long đọi, Tháp Vạn
phong Thành Thiện núi Chương sơn…
 Phật điện và Tháp chính giữa trục chính.
 Chùa có Cấu trúc giật cấp theo địa hình núi

126
   121   122   123   124   125   126   127   128   129   130   131