Page 133 - 1. TAI LIEU THEO DOI BAI GIANG LSKT
P. 133
Đề tài:
Rồng, phượng, sư tử, sóng nước, hoa lá, lá đề, cúc dây, hoa sen, con người … & các hình tượng
trang trí của người Chăm.
Tạo hình, bố cục:
+ Ðường nét đường nét đơn giản, mềm mại nhưng khỏe khoắn, ít chi tiết hơn nhưng chạm
khắc tinh xảo. Hình khối chắc khỏe và cân xứng.
+ Bệ tượng Phật Hình chữ nhật, trên để tượng tam thế, số lượng tượng nhiều hơn thời Lý.
+ Rồng thời Trần thời gian đầu vẫn giữ dáng dấp như thời Lý, với các đường cong tròn nối
nhau, các khúc trước lớn, các khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đuôi rắn. Nhưng khoảng cách
giữa các khúc được nới giãn ra, uốn lượn không đều và thân rồng mập mạp hơn.
+ Rồng thời Trần có tạo hình uốn lượn khá thoải mái với động tác dứt khoát, mạnh mẽ.
Chân rồng thường ngắn hơn, những túm lông ở khuỷu chân không bay ra theo một chiều nhất
định như rồng thời Lý mà lại bay lên phía trước hay phía sau tùy thuộc vào khoảng trống trong
không gian thể hiện.
+ Đầu rồng không có nhiều chi tiết phức tạp như rồng thời Lý, vẫn có mào vươn lên trên nhưng
không uốn nhiều khúc. Miệng rồng há to nhưng nhiều khi không đớp quả cầu. Râu, bờm đều
ngắn hơn thời Lý.
+ Hình dáng Rồng thời Trần đa dạng, nên trong cùng một thời gian, những chi tiết hình Rồng
đã có những khác nhau.
+ Chẳng hạn: Có dạng đuôi thẳng vút nhọn, lại có đuôi xoắn tròn, hay có đuôi chạm văn xoắn
ốc. Có Rồng chạm 3 móng, lại có Rồng 4 móng. Giữa thời Trần rồng lại có yên võng như lưng
ngựa, dáng như kiểu rồng bò chứ ko phải bay.
+ Xuất hiện cặp sừng nhỏ, ngắn & đôi tai.
1.7. Kiến trúc chùa thời Lê (1428 - 1537.)
+ Nhà nước phong kiến Hậu Lê được thành lập trong bối cảnh nền văn hóa bị hủy hoại
nghiêm trọng, xã hội đầy rẫy những khó khăn.
+ 20 năm giặc Minh đô hộ, những công trình Phật giáo nổi tiếng một thời như chùa Long
Đọi, tháp Chương Sơn… đều bị phá hủy.
+ Trong bối cảnh hệ tư tưởng thống trị của triều đình thời Hậu Lê là Nho giáo. Phật giáo cùng
các tôn giáo khác bị suy yếu.
+ Do điều kiện kinh tế hạn, cũng như hệ tư tưởng nên Thời kỳ đầu, nhà nước ngăn cấm việc
dựng chùa, đúc chuông, tạc tượng mà tập trung xây dựng cung điện, đền đài, lăng mộ, đình,
văn miếu.... Do đó thời gian này kiến trúc Phật giáo không được chú trọng. Về sau Chùa chiền
không khuyến khích xây dựng nhưng vẫn được tu sửa.
Tuy nhiên hiện nay các nhà nghiên cứu chưa đủ tư liệu để khái quát nên KT Chùa thời kỳ này.
1.8. Kiến trúc chùa thời Mạc ( Thời gian?: ………………………………………………….)
Bối cảnh xã hội, sự kiện đặc biệt ?:
+ Từ thời Mạc, Nho giáo không còn giữ vị trí độc tôn nữa, nhà Mạc tuy vẫn lấy hệ tư tưởng
Nho giáo làm chính thống nhưng không hạn chế những tư tưởng khác.
+ Phật giáo phát triển trở lại, sự lớn mạnh của Thiền tông và các tông phái khác được du
nhập rầm rộ trong thời kỳ này đã khiến Kiến trúc Phật giáo có nhiều thay đổi đáng kể. Hàng
trăm công trình chùa tháp được tu sửa và làm mới thời kỳ này.
+ Đạo Phật trong giai đoạn này phát triển rộng khắp, chủ yếu trong quần chúng nhân dân, ở
làng quê. Các ngôi Chùa ở các làng quê được xây dựng nhiều.
+ Do điều kiện kinh tế và chiến tranh nội bộ Trịnh- Mạc nên các Chùa thời này chủ yếu được
trùng tu, sửa lại hoặc được xây mới ở các làng quê nên quy mô thường nhỏ không bề thế như
thời Lý Trần. Nghệ thuật trang trí dân gian phát triển mạnh.
Những ngôi chùa tiêu biểu:
+ Chùa Cập Nhất (Hưng Yên) niên đại trùng tu thời Mạc năm 1530 và 1536.
133
Rồng, phượng, sư tử, sóng nước, hoa lá, lá đề, cúc dây, hoa sen, con người … & các hình tượng
trang trí của người Chăm.
Tạo hình, bố cục:
+ Ðường nét đường nét đơn giản, mềm mại nhưng khỏe khoắn, ít chi tiết hơn nhưng chạm
khắc tinh xảo. Hình khối chắc khỏe và cân xứng.
+ Bệ tượng Phật Hình chữ nhật, trên để tượng tam thế, số lượng tượng nhiều hơn thời Lý.
+ Rồng thời Trần thời gian đầu vẫn giữ dáng dấp như thời Lý, với các đường cong tròn nối
nhau, các khúc trước lớn, các khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đuôi rắn. Nhưng khoảng cách
giữa các khúc được nới giãn ra, uốn lượn không đều và thân rồng mập mạp hơn.
+ Rồng thời Trần có tạo hình uốn lượn khá thoải mái với động tác dứt khoát, mạnh mẽ.
Chân rồng thường ngắn hơn, những túm lông ở khuỷu chân không bay ra theo một chiều nhất
định như rồng thời Lý mà lại bay lên phía trước hay phía sau tùy thuộc vào khoảng trống trong
không gian thể hiện.
+ Đầu rồng không có nhiều chi tiết phức tạp như rồng thời Lý, vẫn có mào vươn lên trên nhưng
không uốn nhiều khúc. Miệng rồng há to nhưng nhiều khi không đớp quả cầu. Râu, bờm đều
ngắn hơn thời Lý.
+ Hình dáng Rồng thời Trần đa dạng, nên trong cùng một thời gian, những chi tiết hình Rồng
đã có những khác nhau.
+ Chẳng hạn: Có dạng đuôi thẳng vút nhọn, lại có đuôi xoắn tròn, hay có đuôi chạm văn xoắn
ốc. Có Rồng chạm 3 móng, lại có Rồng 4 móng. Giữa thời Trần rồng lại có yên võng như lưng
ngựa, dáng như kiểu rồng bò chứ ko phải bay.
+ Xuất hiện cặp sừng nhỏ, ngắn & đôi tai.
1.7. Kiến trúc chùa thời Lê (1428 - 1537.)
+ Nhà nước phong kiến Hậu Lê được thành lập trong bối cảnh nền văn hóa bị hủy hoại
nghiêm trọng, xã hội đầy rẫy những khó khăn.
+ 20 năm giặc Minh đô hộ, những công trình Phật giáo nổi tiếng một thời như chùa Long
Đọi, tháp Chương Sơn… đều bị phá hủy.
+ Trong bối cảnh hệ tư tưởng thống trị của triều đình thời Hậu Lê là Nho giáo. Phật giáo cùng
các tôn giáo khác bị suy yếu.
+ Do điều kiện kinh tế hạn, cũng như hệ tư tưởng nên Thời kỳ đầu, nhà nước ngăn cấm việc
dựng chùa, đúc chuông, tạc tượng mà tập trung xây dựng cung điện, đền đài, lăng mộ, đình,
văn miếu.... Do đó thời gian này kiến trúc Phật giáo không được chú trọng. Về sau Chùa chiền
không khuyến khích xây dựng nhưng vẫn được tu sửa.
Tuy nhiên hiện nay các nhà nghiên cứu chưa đủ tư liệu để khái quát nên KT Chùa thời kỳ này.
1.8. Kiến trúc chùa thời Mạc ( Thời gian?: ………………………………………………….)
Bối cảnh xã hội, sự kiện đặc biệt ?:
+ Từ thời Mạc, Nho giáo không còn giữ vị trí độc tôn nữa, nhà Mạc tuy vẫn lấy hệ tư tưởng
Nho giáo làm chính thống nhưng không hạn chế những tư tưởng khác.
+ Phật giáo phát triển trở lại, sự lớn mạnh của Thiền tông và các tông phái khác được du
nhập rầm rộ trong thời kỳ này đã khiến Kiến trúc Phật giáo có nhiều thay đổi đáng kể. Hàng
trăm công trình chùa tháp được tu sửa và làm mới thời kỳ này.
+ Đạo Phật trong giai đoạn này phát triển rộng khắp, chủ yếu trong quần chúng nhân dân, ở
làng quê. Các ngôi Chùa ở các làng quê được xây dựng nhiều.
+ Do điều kiện kinh tế và chiến tranh nội bộ Trịnh- Mạc nên các Chùa thời này chủ yếu được
trùng tu, sửa lại hoặc được xây mới ở các làng quê nên quy mô thường nhỏ không bề thế như
thời Lý Trần. Nghệ thuật trang trí dân gian phát triển mạnh.
Những ngôi chùa tiêu biểu:
+ Chùa Cập Nhất (Hưng Yên) niên đại trùng tu thời Mạc năm 1530 và 1536.
133