Page 97 - 1. TAI LIEU THEO DOI BAI GIANG LSKT
P. 97
các mối nối, đường ống kỹ thuật… Kiến trúc Thô mộc của Alison và Peter Smithson thường biểu
hiện vẻ đẹp tự thân của vật liệu, sự mộc mạc chất liệu của bê tông trần không trát, gạch và gỗ.
Cách sử dụng này sẽ có ưu điểm không tốn kém để hoàn thiện bề mặt, mặt khác lại tạo cho
không gian cảm giác gần gũi, mộc mạc, có cá tính riêng và trữ tình.
Trong công trình này còn sử dụng 3 màu cơ bản Đỏ, vàng, lam
được sơn trược tiếp lên các bề mặt tường gạch, cách sử dụng màu
như trong công trình của phái De Stijl.
b. Economist Plaza, hoàn thành 1964, nước Anh, KTS Alison và
Peter Smithson.
Công trình là tổ hợp 3 chức năng, một trung tâm thương mại 15
tầng, một ngân hàng 5 tầng, và 1 chung cư 8 tầng. Khung chịu lực
chính là kết cấu thép, vẻ đẹp công trình được tạo nên từ chính kết
cấu, chất cảm thô mộc của các vật liệu. Tuy đã 55 tuổi nhưng nó
vẫn là một trong những công trình được ưa thích tại London.
2. Kiến trúc Thô mộc của Louis Kahn
Kiến trúc sư Louis Kahn (1901-1973), được đánh giá là kiến trúc sư quan trọng của nước
Mỹ, nổi tiếng ngang hàng với KTS Frank Loy Wright. Ông thuộc thế hệ kiến trúc sư tiếp nối của
trào lưu "Kiến trúc Chủ nghĩa hiện đại đầu thế kỷ 20" - Modernism và ông hoạt động chính ở
những thập niên 1950-60. Ông đã được trao huy chương vàng AIA năm 1971 và huy chương
vàng RIBA năm 1972. Ông được ngợi ca là “Nhà tư tưởng kiến trúc”, “Nhà triết học kiến trúc”.
Louis Kahn đã truyền tải vào Kiến trúc Chủ nghĩa Hiện đại một phong cách tinh tế, giàu chất
thơ, ghi đậm dấu ấn cá nhân trong từng tác phẩm. Kiến trúc của ông kết nối quá khứ và hiện
tại, chuyển hóa những giá trị tốt đẹp của kiến trúc cổ điển vào kiến trúc hoàn toàn hiện đại của
mình.
1.Tiểu sử & những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách kiến trúc của Louis Kahn

Louis Isadore Kahn, sinh tại đất nước Estonia (gốc Do thái), nhưng gia đình đến định cư tại
Mỹ khi ông 4 tuổi và sinh sống trong một khu ngoại ô nghèo của thành phố Philadelphia. Vì
giỏi âm nhạc và vẽ, ông đã được nhận học bổng vào khoa Kiến trúc trường đại học Pennsylvanie.
Chương trình ông học khi ấy theo mô hình Học viện "Beaux-arts" – Viện hàn lâm Mỹ thuật, mô
hình đến từ Pháp rất được ưa chuộng tại Mỹ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Ông được học kiến trúc cổ điển châu Âu, nhưng ông cũng rất ngưỡng mộ những kiến trúc sư
hiện đại đầu tiên như Frank Lloyd Wright, Mies van der Rohn và đặc biệt Le Corbusier. Ông
nghiên cứu kỹ cuốn sách nổi tiếng của Le Corbusier "Hướng về một nền kiến trúc" (Vers une
architecture). Louis Kahn đã biết kết hợp các luồng tư tưởng ở hai phía để tìm ra được lối đi
riêng của mình.
Năm 1928, Kahn thực hiện một chuyến du lịch châu Âu. Ông quan tâm đặc biệt đến thành phố
Carcassonne có tường thành bao quanh từ thời trung cổ, Pháp và các lâu đài của Scotland. Vẻ
đẹp mộc mạc, ít trang trí, để lộ ra vẻ đẹp của những khối hình cơ bản những tòa lâu đài đá đã
gây ấn tượng với Kahn và ông còn nhìn ra được những điều thú vị trong cách bố trí các chức
năng của lâu đài. Điều này đã tác động tới kiến trúc của Louis Kahn.

Sau đó ông cùng một số người bạn thành lập Văn phòng thiết kế, đến năm 1947 ông trở
thành giáo sư kiến trúc tại Đại học Yale, Mỹ. Năm 1950, Louis Kahn nhận giải thưởng "Rome
Prize", giải thưởng cao quí của hệ thống giáo dục "Beaux-arts". Chính nhờ vào giải thưởng này
mà ông đến nước Ý, sau đó thăm quan Hy Lạp và Ai Cập. Những ký hoạ của ông trong thời
gian này như muốn quay lại nền tảng cơ bản, khai thác những ý nghĩa đầu tiên của kiến trúc
thông qua những công trình cổ đại. Điều này giúp ông có những nhìn nhận sâu sắc về kiến trúc
Địa Trung Hải.
Công trình Tòa nhà trưng bày nghệ thuật Đại học Yale của Kahn (1952-54) tại New Haven,
Connecticut, nơi ông giảng dạy đã đánh dấu một sự khởi đầu đáng chú ý từ những công trình
theo Kiến trúc Chủ nhĩa Hiện đại (Phong cách quốc tế) của thập kỷ trước.

97
   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102