Page 98 - 1. TAI LIEU THEO DOI BAI GIANG LSKT
P. 98
Sau nhiều năm hoạt động chuyên môn và giảng dạy, năm 1953 ông được bầu làm thành viên
của Viện KTS Hoa kỳ (AIA). Đến năm 1957, Ông là giáo sư kiến trúc tại trường Đại học
Pennsylvania. Năm 1964, ông là thành viên của Viện Nghệ thuật và Văn học Quốc gia, cùng
năm đó ông nhận Huân chương Frank P.Brown. Ông đã được trao huy chương vàng AIA năm
1971 và huy chương vàng RIBA năm 1972. Ông mất vào năm 1973 sau một cơn đau tim.
2. Phong cách kiến trúc của Louis Kahn
Louis Kahn được đánh giá là bậc thầy về sử dụng ánh sáng trong kiến trúc.
Ông từng nói: “Ánh sáng mặt trời không biết bản thân mình tuyệt vời như thế nào cho
đến khi nó chạm vào bề mặt của công trình”.
Louis Kahn cho rằng bóng đổ thuộc về ánh sáng, bóng đổ là 1 phần tự nhiên của ánh
sáng. Ánh sáng tạo nên vật liệu, ta nhận biết vật liệu nhờ ánh sáng và bóng đổ của nó.
Không bao giờ để không gian tối hoàn toàn, ngay cả 1 không gian dự định là tối cũng
nên có một nguồn sáng nhỏ để chúng ta thực sự biết nó tối như thế nào.
Nguồn ánh sáng nên được ẩn dấu để ta bị cuốn hút vào hiệu ứng của nó(ánh sáng hắt)
Khi nghiên cứu về kiến trúc Hy lạp những năm 1950, ông nói: Kiến trúc Hy lạp dạy tôi
rằng cột là nơi không có ánh sáng và không gian giữa 2 cột là nơi có ánh sáng. Nhịp điệu
giữa các cột là không ánh sáng, có ánh sáng, không ánh sáng, có ánh sáng: người nghệ
sĩ sáng tạo ra nó thật tuyệt vời.
Ông thực sự tài tình trong cách xử lý bố cục khối và ánh sáng. Đối với người khác ánh sáng
là để chiếu sáng không gian, còn đối với ông, ánh sáng tạo nên không gian. Ông nghiên cứu
rất kỹ sự tương tác giữa khối và ánh sáng, để tạo nên những không gian hấp dẫn, cuốn hút.
Sự tài tình của ông còn thể hiện trong việc tạo ra những khung nhìn hấp dẫn cả trong nội thất
và ngoại thất.
Khi thiết kế ông luôn khai thác được cảnh quan xung quanh địa điểm công trình, kết nối cảnh
quan vào không gian tổng thể chung của của công trình.
Chúng ta có cảm giác như ông đã truyền tải được "tinh thần" của kiến trúc cổ đại vào các tác
phẩm của mình. Không gian của ông mang tính "linh thiêng", lắng đọng, rất đặc biệt nhờ vào
việc tìm được sự "hợp nhất" giữa kết cấu, vật liệu và ánh sáng, cảnh quan.
Thư viện Exeter, Học viện Phillips Viện nghiên cứu sinh học Salk
Tòa nhà Quốc hội Bangladesh
98
của Viện KTS Hoa kỳ (AIA). Đến năm 1957, Ông là giáo sư kiến trúc tại trường Đại học
Pennsylvania. Năm 1964, ông là thành viên của Viện Nghệ thuật và Văn học Quốc gia, cùng
năm đó ông nhận Huân chương Frank P.Brown. Ông đã được trao huy chương vàng AIA năm
1971 và huy chương vàng RIBA năm 1972. Ông mất vào năm 1973 sau một cơn đau tim.
2. Phong cách kiến trúc của Louis Kahn
Louis Kahn được đánh giá là bậc thầy về sử dụng ánh sáng trong kiến trúc.
Ông từng nói: “Ánh sáng mặt trời không biết bản thân mình tuyệt vời như thế nào cho
đến khi nó chạm vào bề mặt của công trình”.
Louis Kahn cho rằng bóng đổ thuộc về ánh sáng, bóng đổ là 1 phần tự nhiên của ánh
sáng. Ánh sáng tạo nên vật liệu, ta nhận biết vật liệu nhờ ánh sáng và bóng đổ của nó.
Không bao giờ để không gian tối hoàn toàn, ngay cả 1 không gian dự định là tối cũng
nên có một nguồn sáng nhỏ để chúng ta thực sự biết nó tối như thế nào.
Nguồn ánh sáng nên được ẩn dấu để ta bị cuốn hút vào hiệu ứng của nó(ánh sáng hắt)
Khi nghiên cứu về kiến trúc Hy lạp những năm 1950, ông nói: Kiến trúc Hy lạp dạy tôi
rằng cột là nơi không có ánh sáng và không gian giữa 2 cột là nơi có ánh sáng. Nhịp điệu
giữa các cột là không ánh sáng, có ánh sáng, không ánh sáng, có ánh sáng: người nghệ
sĩ sáng tạo ra nó thật tuyệt vời.
Ông thực sự tài tình trong cách xử lý bố cục khối và ánh sáng. Đối với người khác ánh sáng
là để chiếu sáng không gian, còn đối với ông, ánh sáng tạo nên không gian. Ông nghiên cứu
rất kỹ sự tương tác giữa khối và ánh sáng, để tạo nên những không gian hấp dẫn, cuốn hút.
Sự tài tình của ông còn thể hiện trong việc tạo ra những khung nhìn hấp dẫn cả trong nội thất
và ngoại thất.
Khi thiết kế ông luôn khai thác được cảnh quan xung quanh địa điểm công trình, kết nối cảnh
quan vào không gian tổng thể chung của của công trình.
Chúng ta có cảm giác như ông đã truyền tải được "tinh thần" của kiến trúc cổ đại vào các tác
phẩm của mình. Không gian của ông mang tính "linh thiêng", lắng đọng, rất đặc biệt nhờ vào
việc tìm được sự "hợp nhất" giữa kết cấu, vật liệu và ánh sáng, cảnh quan.
Thư viện Exeter, Học viện Phillips Viện nghiên cứu sinh học Salk
Tòa nhà Quốc hội Bangladesh
98