Page 125 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 125

125

                   Nguyễn Ái Quốc cùng một số học sinh Trường đại học Phương Đông tham dự lễ
                   tang Lênin do Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức.

                               - Hoàng Tranh: Hồ Chí Minh và Trung Quốc, Nxb. Giải phóng quân, Bắc
                   Kinh, 1987, tr.11 (bản tiếng Trung Quốc).

                   Tháng 1, ngày 25

                   Bài viết của Nguyễn Ái Quốc nhan đề Phong trào công nhân ở Viễn Đông, đăng
                   trên báo La Vie Ouvrière.

                   Bài báo đề cập đến cuộc đấu tranh của công nhân Ôxaca, một trong những trung
                   tâm công nghiệp lớn của Nhật. Trong cuộc đấu tranh đó, giai cấp công nhân Nhật
                   đã có thái độ ủng hộ tích cực, tuyên bố sẽ đình công hưởng ứng và sẽ dùng mọi
                   cách giúp đỡ các đồng chí của họ đang đấu tranh.
                   Cuộc đấu tranh của công nhân Nhật đã thu được những kết quả bước đầu và thực
                   sự khiến bọn chủ hoảng sợ. Chúng buộc phải đối phó bằng nhiều thủ đoạn. Song tất
                   cả những âm mưu đó đều không mang lại kết quả.

                   Tình hình đó, như tác giả bài báo nhận xét, chứng tỏ những nét mới trong phong
                   trào công nhân ở Viễn Đông.

                               - Báo La Vie Ourvière, ngày 25-1-1924.

                               - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.233
                   - 235.

                   Tháng 1, ngày 27
                   Bài viết của Nguyễn Ái Quốc nhan đề Lênin và các dân tộc thuộc địa, đăng trên
                   báo Pravđa của Liên Xô.

                   Với tình cảm chân thành và niềm xúc động mạnh mẽ, Nguyễn Ái Quốc đã nêu rõ ý
                   nghĩa vĩ đại của đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn của Lênin đối với vấn
                   đề dân tộc thuộc địa. Thể hiện sâu sắc tình cảm của nhân dân bị áp bức ở phương
                   Đông và ở các thuộc địa đối với Lênin, bài báo có đoạn viết:

                   "...  Từ  những  người  nông  dân  An  Nam  đến  người  dân  săn  bắn  trong  các  rừng
                   Đahômây, cũng đã thầm nghe nói rằng ở một góc trời xa xăm có một dân tộc đã đánh
                   đuổi được bọn chủ bóc lột họ và hiện đang tự quản lý lấy đất nước mình mà không cần
                   tới bọn chủ và bọn toàn quyền. Họ cũng đã nghe nói rằng nước đó gọi là nước Nga,
                   rằng có những người dũng cảm, mà người dũng cảm nhất là Lênin...".

                   "Họ còn được biết rằng người lãnh tụ vĩ đại này sau khi giải phóng nhân dân mình,
                   còn muốn giải phóng các dân tộc khác nữa. Người đã kêu gọi các dân tộc da trắng
                                                                                                         2)
                   giúp đỡ các dân tộc da vàng và da đen thoát khỏi ách áp bức của bọn rumi  , của
                   tất cả bọn rumi: toàn quyền, công sứ, v.v.. Và để thực hiện mục đích ấy, Người đã
                   vạch ra một cương lĩnh cụ thể".

                   "Khi còn sống, Người là người cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta.
                   Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cách mạng xã hội".
   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129   130