Page 122 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 122

122

                   Sau khi nêu những nguyên nhân đã dẫn đến tình hình tồi tệ ở Trung Quốc lúc bấy
                   giờ, tác giả viết: “rất may mắn là tiếng vang của cách mạng Nga hình như đã thức

                   tỉnh thế hệ mới của Trung Quốc. Lực lượng trẻ mới ra đời có đầy nhiệt tình và sức
                   sống. Điều này thể hiện đặc biệt rõ rệt nhất là Hội sinh viên cách mạng".
                   Bài báo cũng giới thiệu hoạt động của tổ chức đó, đặc biệt là những nội dung cơ bản
                   trong Cương lĩnh chính trị được thông qua tại Đại hội IV toàn Trung Quốc của Liên
                   đoàn.

                            -  Báo L'Humanité, ngày 4-12-1923.

                               -  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.
                   222 - 223.

                   Tháng 12, ngày 11
                   Nguyễn Ái Quốc chuyển đến ở tại Khách sạn Luých, phòng 176, tạm thời thuộc
                   biên chế Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản với khoản tiền phụ cấp hằng tháng
                   từ 50 đến 60 rúp.

                           -  Bản chụp Giấy chứng nhận do Trưởng Ban phương Đông ký. Tài liệu lưu
                   tại Viện Hồ Chí Minh.

                   Tháng 12, trước ngày 23

                   Nguyễn Ái Quốc gặp nhà thơ Xôviết Ôxíp Manđenxtam khi đang hoạt động ở Liên
                   Xô.

                   Thuật lại cuộc gặp gỡ đó, nhà thơ đã viết một bài báo nhan đề Thăm một chiến sĩ
                   Quốc tế Cộng sản - Nguyễn Ái Quốc, đăng trên Tạp chíOgoniok số 39, ghi lại những
                   lời của Nguyễn Ái Quốc nói về nhân dân Việt Nam dưới ách thống trị của đế quốc
                   Pháp. Khi nêu lên tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống chính sách
                   thực dân của Pháp, Nguyễn Ái Quốc nói:
                   “Thật thú vị là chính quyền Pháp đã dạy cho những người nông dân chúng tôi biết
                   những từ "bônsêvích" và "Lênin". Chúng lùng bắt những người cộng sản trong dân
                   chúng, trong khi chẳng có người cộng sản nào, hoàn toàn không có ngay cả trong ý
                   niệm; và như vậy chính chúng đã tuyên truyền cho chủ nghĩa bônsơvích và Lênin”.

                   Nhà thơ cũng nói lên cảm tưởng của mình về Nguyễn Ái Quốc và dân tộc Việt Nam
                   như sau:

                   “Từ Nguyễn Ái Quốc đã toả ra một thứ văn hoá, không phải văn hoá Âu châu, mà có lẽ
                   là một nền văn hoá tương lai”.

                   “Dân An Nam là một dân tộc giản dị và lịch thiệp. Qua phong thái thanh cao, trong
                   giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai như thấy
                   sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái toàn thế giới".

                               -  Ôxíp Manđenxtam: Thăm một chiến sĩ Quốc tế Cộng sản - Nguyễn Ái
                   Quốc, Báo Ogoniok, số 39, ngày 23-12-1923. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí
                   Minh.
   117   118   119   120   121   122   123   124   125   126   127