Page 118 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 118

118

                               -  Nguyễn Ái Quốc: Những bài đăng trên báo Le Paria, Nxb. Sự thật, Hà
                   Nội, 1987, tr.76-77.

                               -  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.194
                   - 199.

                   Tháng 8

                   Bài viết của Nguyễn Ái Quốc nhan đề Ách áp bức không từ một chủng tộc nào, đăng
                   trên báo Le Paria, số 17.

                   Sau khi thuật lại đám tang của phái viên Xôviết bị bọn phát xít ám sát ở Lôdannơ
                   (Lausanne - Thụy Sĩ) và đám tang một công nhân người Tuynidi bị cảnh sát giết ở
                   Pari, bài báo nêu nhận xét:
                   “Tất cả những liệt sĩ của giai cấp công nhân, người ở Lôdannơ cũng như ở Pari,
                   những người ở Havrơ cũng như những người ở Máctiních, đều là những nạn nhân
                   của một kẻ giết người: chủ nghĩa tư bản quốc tế. Và hương hồn của những người bị
                   hy sinh này luôn tìm thấy nguồn an ủi cao cả nhất ở lòng tin vào sự nghiệp giải
                   phóng những anh em của họ bị áp bức - không phân biệt chủng tộc hay xứ sở”.

                   Bài báo kết luận:

                   “Sau những bài học đau đớn này, những người bị áp bức ở tất cả các nước hẳn phải
                   hiểu đâu là những người anh em thật sự và đâu là kẻ thù của họ”.

                            -  Nguyễn Ái Quốc: Những bài đăng trên báo Le Paria, Nxb. Sự thật, Hà Nội,
                   1987, tr.78 - 79.

                               -  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.200.
                   Tháng 9, ngày 7

                   Bài viết của Nguyễn Ái Quốc nhan đề Đội quân chống cách mạng, đăng trên báo La
                   Vie Ouvrière, số 226.

                   Bằng những số liệu cụ thể, bài báo vạch trần âm mưu của đế quốc Pháp là muốn “dựa
                   vào thuộc địa để chống lại tất cả mọi phong trào giải phóng mà giai cấp công nhân
                   Pháp định mưu đồ”. Âm mưu đó nguy hiểm ở chỗ do bị bọn sĩ quan người Pháp thúc
                   đẩy, những người lính bản xứ, vì sự hiểu biết có hạn, có thể ngoan ngoãn và mù quáng
                   làm những điều mà những người giác ngộ hơn sẽ từ chối. Vì thế, giai cấp công nhân
                   Pháp có nhiệm vụ là phải hành động, phải kết tình anh em với lính bản xứ, phải làm
                   cho binh lính bản xứ hiểu rằng “cả công nhân ở chính quốc lẫn binh lính ở thuộc địa,
                   đều cùng bị chung một bọn chủ áp bức và bóc lột, do đó, họ đều là anh em cùng một
                   giai cấp và khi tới lúc phải chiến đấu, thì cả hai bên đều phải cùng đánh bọn chủ chung
                   của mình, chứ anh em không nên đánh lẫn nhau”.

                                -  Báo La Vie Ouvrière, số 226, ngày 7-9-1923.

                               -  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.
                   201 - 202.
                   Tháng 9, ngày 21
   113   114   115   116   117   118   119   120   121   122   123