Page 116 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 116
116
- Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự
thật, Hà Nội, 1975, tr.56.
Tháng 6, ngày 30
Nguyễn Ái Quốc đến cảng Pêtơrôgrát. Lần đầu tiên Người đặt chân lên mảnh đất
của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết.
Người đã xuất trình hộ chiếu mang tên Chen Vang để bộ đội biên phòng đóng dấu
thị thực nhập cảnh.
- Hộ chiếu của Chen Vang có dấu thị thực nhập cảnh. Bản chụp lưu tại Bảo
tàng Hồ Chí Minh.
- Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch,
Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr.56.
Tháng 6
Ba bài viết của Nguyễn Ái Quốc, đăng trên báo Le Paria, số 15.
Bài thứ nhất: Không phải chuyện đùa.
Nhân một “kiến nghị khôi hài” của các ông nghị thỉnh cầu Chính phủ Pháp cho tất
cả các trường học các cấp phải dạy rằng “nước Pháp là một nước 100 triệu dân.
Không hơn không kém một người”, bài báo bàn về những hậu quả sẽ như thế nào
nếu quả thực kiến nghị ấy được chấp nhận đối với các quan chức trong Bộ Thuộc
địa, các vị thống soái và những nhà chính trị, v.v.. Còn đối với nhân dân bản xứ,
theo tác giả, chắc họ “cũng hết sức hoan nghênh nó” vì “Một khi chúng tôi là người
Pháp, lập tức chúng tôi sẽ gửi một đoàn khai hoá đến khắp nước Pháp… chúng tôi
sẽ làm lại ở đây tất cả những gì mà những kẻ nguyên là bề trên của chúng tôi đã
làm trên đất nước chúng tôi, cho chúng tôi hoá ra là người Pháp”…
Bài thứ hai: Diễn đàn Đông Dương, tố cáo ông Bôđoanh (Baudoin) giả mạo giấy
tờ, ông Đáclơ ăn hối lộ, ông Têa (Théard) tham nhũng, ông Buđinô (Boudineau)
nhét túi số tiền lời của một chợ phiên, đòi đút lót khi cấp một giấy phép hay một
loại giấy tờ gì đó… nhưng rốt cục, họ vẫn giữ chức quyền không ai làm rầy rà gì
họ cả.
Tác giả kết luận:
“Bao giờ người ta cũng vì uy tín chủng tộc, mà xá tội cho lũ “vô lại khả ố”. Bao giờ
người ta cũng nhân danh nhân dân Pháp mà bắt công lý làm đĩ bợm.
Văn minh là như thế đó!”.
Bài thứ ba: Trò Méclanh, ký bút danh N., vạch trần một trò hề mà Méclanh đã làm
trước khi sang nhậm chức ở Đông Dương.
Bữa đó, “quan lớn” Mácxian Méclanh ra lệnh cho nhóm thanh niên Annammít được
trợ cấp, đi theo Ngài đến Vườn Người chết ở Nôgiăng (Nojent) trên sông Mácnơ
(Marne) để đọc một bài diễn văn do “quan lớn” cho dàn ý.