Page 113 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 113

113

                   “Bao lâu nay chúng ta làm việc với nhau.

                   Mặc dầu chúng ta là những người khác giống, khác nước, khác tôn giáo, chúng ta
                   đã                  thân                   yêu                  nhau                    như
                   anh em.

                   “Chúng ta cùng chịu chung một nỗi đau khổ: sự bạo ngược của chế độ thực dân.
                   Chúng ta đấu tranh vì một lý tưởng chung: giải phóng đồng bào chúng ta và giành
                   độc lập cho Tổ quốc chúng ta".

                   Nguyễn Ái Quốc nêu lên câu hỏi: “Chúng ta phải làm gì?” và trả lời: “Chúng ta
                   không thể đặt vấn đề ấy một cách máy móc. Điều đó tuỳ hoàn cảnh của mỗi dân tộc
                   chúng ta".

                   Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ
                   chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập”.
                   Nói lên tình cảm với các đồng chí của mình, Nguyễn Ái Quốc viết:

                   “Tôi từ giã các bạn. Tôi xa các bạn, nhưng lòng tôi luôn luôn gần các bạn”.

                   Cuối thư, Nguyễn Ái Quốc đã dành những lời thắm thiết nhất cho hai cháu nhỏ:
                   “Chú sẽ luôn luôn nhớ đến các cháu. Các cháu luôn luôn vẫn là cô bé Alítxơ và cậu
                   bé Pôn thân yêu của chú...”.

                   “Các cháu nhỏ thân yêu của chú, chú hôn các cháu rất kêu. Các cháu hôn mẹ hộ
                   chú”.

                               -  Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch,
                   Nxb. Sự thật, 1975, tr.53-54.
                               -  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.191
                   - 193.

                   Tháng 6, ngày 13

                   Buổi tối, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Pari đi Liên Xô, đất nước mà Người mơ ước
                   được đặt chân tới.

                   Để đi được trót lọt trong hoàn cảnh bị mật thám Pháp thường xuyên theo dõi,
                   Nguyễn Ái Quốc đã mất một thời gian khá dài để chuẩn bị cho cuộc ra đi này. Người
                   đã làm việc và sinh hoạt thật nền nếp: buổi sáng đi làm, buổi chiều đến thư viện, tối
                   dự mít tinh, khuya về nhà ngủ, để mật thám Pháp quen với “quy luật hoạt động”
                   của Nguyễn Ái Quốc.

                   Người cũng nắm vững “quy luật hoạt động” của chúng: chúng chỉ theo Người từ
                   nhà trọ đến chỗ làm việc, đến chỗ đọc sách, đến nơi hội họp. Sau đó, tin chắc rằng
                   Nguyễn Ái Quốc chẳng đi đâu mất, chúng ra về.
                   Tối ngày 13-6, Nguyễn Ái Quốc ung dung lên xe buýt đi tham gia một cuộc mít
                   tinh ở ngoại ô Pari. Độ nửa giờ sau, Người lặng lẽ đi quanh về ga xe lửa. Một đồng
                   chí tin cẩn đã chờ sẵn ở đó, trao cho Người một vé xe lửa hạng nhất (khách loại
                   sang thường ít bị mật thám nghi ngờ) và một vali con.
   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118