Page 109 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 109

109

                   Dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, nhân dân Đahômây “phải chịu cái
                   kiếp lầm than của người dân bản xứ, cái chế độ đã hạ con người xuống hàng con

                   vật và làm điếm nhục cho cái gọi là thế giới văn minh. Dân bản xứ, không nhịn
                   nhục được nữa, vùng lên. Thế là cuộc đàn áp đẫm máu được tiến hành”. Tình cảnh
                   đó và chính sách khủng bố đẫm máu đó chẳng riêng gì đối với Đahômây mà ở cả
                   Đông Dương và các thuộc địa khác của Pháp từng chịu chung số phận. Đủ thấy
                   công cuộc khai hoá đó là “đẹp đẽ và dịu dàng” biết chừng nào.
                   Tác giả kết luận: “Đấy, đức nhân từ của công cuộc khai hoá như thế đấy”.

                                -  Báo cáo của mật thám Đêdirê. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

                               -  Báo La Vie Ouvrière, ngày 30-3-1923.

                               -  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.
                   172 - 173.
                   Tháng 4, đầu tháng

                   Nguyễn  Ái  Quốc  đăng  quảng  cáo  nghề  làm  ảnh  của  mình  trên  báo La  Vie
                   Ouvrière. Nội dung như sau:

                   “Xin giới thiệu với độc giả và bè bạn:

                   Mọi loại ảnh cũ, hoặc trích trong báo chí, v.v. đều có thể chụp lại, làm thành như
                   ảnh mới, ảnh kỹ thuật.

                   Giá từ 20 phrăng, do Nguyễn Ái Quốc số 3 đường Mácsê đê Patơriácsơ".
                            -  Thu Trang: Nguyễn Ái Quốc ở Pari (1917 - 1923), Nxb. Chính trị quốc gia,
                   Hà Nội, 2002, tr. 315.

                   Tháng 4, ngày 2

                   Nguyễn Ái Quốc họp với Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Ái, Nguyễn Văn Hai, ông
                   Lê Đức Long và ba người Việt Nam khác do ông Ái mời đến tại số 6 Vila đê
                   Gôbơlanh để bàn vấn đề thành lập một hội, lấy tên là Hội Thân ái.

                   Cuộc họp đặt vấn đề cần nhanh chóng lập Hội Thân ái và trao đổi ý kiến về vấn đề
                   chọn người làm chủ tịch.
                   Hội      Thân       ái     được      thành      lập      xong      vào      cuối      tháng
                   4-1923, Chủ tịch hội là Trần Tiến Nam, Phó Chủ tịch là Lê Đức Long.

                               -  Mật báo ngày 4-4-1923 của Đơ Viliê.

                               -  Thu Trang: Nguyễn Ái Quốc ở Pari (1917 - 1923), Nxb. Chính trị quốc
                   gia, Hà Nội, 2002, tr.310.

                   Tháng 4, ngày 4
                   Nguyễn Ái Quốc, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Văn Ái đã
                   họp tại trụ sở Hội liên hiệp thuộc địa, số 3 đường Mácsê đê Patơriácsơ.

                   Nguyễn Ái Quốc đã trình bày về tình hình tài chính của tờ báo Le Paria bị hụt mất
                   1.500 phrăng, trong đó một phần là phải trả cho nhà in.
   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114