Page 104 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 104

104

                               -  Báo Le Paria, ngày 1-2-1923.

                               -  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.141
                   - 148.

                   Tháng 2, ngày 2

                   Nguyễn Ái Quốc nhận được tờ báo La Vague và Le Libertaire.

                   Người đến số 6 phố Vila đê Gôbơlanh thăm Phan Văn Trường và nói chuyện hàng
                   giờ liền với ông.
                               -  Báo cáo của mật thám Đêdirê. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

                   Tháng 2, ngày 3

                   Nguyễn Ái Quốc nhận được thư của Bí thư Chi bộ Đảng Cộng sản Pháp Quận 17
                                                                                  6)
                   mời tham gia biểu tình nhân ngày mất của Luidơ Misen , sẽ tổ chức tại nghĩa địa
                   Rơvaloa (Revalloir).

                               -  Báo cáo của mật thám Đêdirê. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

                   Tháng 2, ngày 5
                   Ba bài viết của Nguyễn Ái Quốc: Chế độ thực dân; Từ vụ bê bối này đến vụ bê bối
                   khác; Nạn thiếu trường học, đăng trên báo L'Humanité.

                   Trong bài Chế độ thực dân, tác giả vạch rõ việc báo chí và các diễn giả tư sản cùng
                   lên tiếng phản đối sự khắc nghiệt mà người bản xứ phải chịu đựng, phản đối sự vô
                   sỉ của bộ máy cai trị thuộc địa, phản đối tình trạng thiếu hẳn một chính sách thuộc
                   địa. Theo tác giả, việc làm đó chính là vì quyền lợi của họ, vì nghĩ đến việc tăng
                   cường hệ thống thuộc địa để khai thác lợi nhuận cao hơn, vì sợ những người bị bóc
                   lột nổi dậy mà phải có những biện pháp xoa dịu để ngừa trước những hậu quả xấu
                   do những thủ đoạn tàn nhẫn quá hung bạo. Tóm lại, vấn đề vẫn chỉ là buộc các
                   thuộc địa phải làm nhiều hơn vì lợi nhuận tối đa của các công ty tư bản, chứ không
                   phải là từ bỏ chủ nghĩa thực dân.

                   Lập trường của những người cộng sản về vấn đề này, tác giả viết: “Những người
                   cộng sản đòi hỏi chấm dứt bóc lột thuộc địa, một bộ phận của bóc lột tư bản nói
                   chung”. “Những người cộng sản đấu tranh cho sự giải phóng dân tộc và kinh tế của
                   các thuộc địa, chứ không phải cho những biện pháp tạo điều kiện dễ dàng cho sự
                   cướp bóc”. “Đối với những người cộng sản, vấn đề không phải là cải thiện hệ thống
                   thuộc địa mà phải bãi bỏ nó”.

                   Trong bài Từ vụ bê bối này đến vụ bê bối khác cho biết: Khi chiếc ghế bị cáo mà
                   viên quan cai trị “thanh liêm” Lanô vừa rời khỏi chưa kịp nguội thì đã có tin về vụ
                   Buđinô, một “nhà khai hoá” điển hình, một quan cai trị chuyên ăn hối lộ mà việc
                   làm của hắn “giống như một cuốn tiểu thuyết thực sự, trong đó, viên cựu công sứ
                   đã bộc lộ trí tưởng tượng của mình với một sự vô sỉ không thể tưởng tượng nổi”.
                   Tiếp đó là vụ Têa, giám đốc một hãng lớn của Pháp ở Hải Phòng đã câu kết với
                   Giám đốc Sở đoan Xcala, ngoặc với chính quyền để bán thuốc phiện…
   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109