Page 107 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 107

107

                   Tháng 3, ngày 3

                   Từ 18 giờ đến 20 giờ, Nguyễn Ái Quốc thăm Phan Văn Trường tại số 6 phố Vila
                   đê Gôbơlanh. Sau đó, đi họp chi bộ ở số 33 phố La Grănggiơ Ô Benlơ.

                            -  Báo cáo của mật thám Đêdirê. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

                   Tháng 3, ngày 9

                   Nguyễn Ái Quốc dự cuộc họp của Uỷ ban hành động chống chiến tranh và chủ
                   nghĩa đế quốc của Quận 17 tổ chức tại nhà Công đoàn ở phố Lơgiăngđrơ.
                   Dự cuộc họp này còn có một số đoàn viên của Liên hiệp Công đoàn quận Xen như
                   Phrômăngtanh (Fromentin), Xarốt (Sarotte), Phrađanh…

                            -  Báo cáo của mật thám Đêdirê. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

                   Tháng 3, ngày 14

                   Nguyễn Ái Quốc chuyển chỗ ở từ số 9 ngõ Côngpoanh đến số 3 phố Mácsê đê
                   Patơriácsơ, trụ sở của Hội liên hiệp thuộc địa và báo Le Paria.

                   Đồ đạc mang theo chỉ có một chiếc giường xếp.
                               -  Báo cáo của mật thám Đêdirê. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

                   Tháng 3, ngày 16

                   Nguyễn Ái Quốc nhận được giấy mời họp Chi bộ Quận 17 Đảng Cộng sản Pháp và
                   dự mít tinh ở nhà máy Rênô Vétsphaliêng (Rhéno Westphalien) vào thứ bảy 17-3.
                   Các diễn giả trong cuộc mít tinh có Bis (Bish), Đuyđiliơ (Dudilieux), P.Vayăng
                   Cutuyariê, Lui Xeliê (Louis Sellier).

                   Cùng ngày, bài viết của Nguyễn Ái Quốc, nhan đề Những người làm công tổ chức
                   lại, chống bóc lột của chủ nghĩa tư bản, đăng trên báoLa Vie Ouvrière, giới thiệu
                   về bước phát triển mạnh mẽ của giai cấp công nhân Trung Quốc.

                   Tác giả nhận định: “Mặc dầu nền công nghiệp lớn và cơ khí lớn chưa được phát
                   triển hoàn toàn ở Trung Quốc, những tập tục gia trưởng chưa mất hẳn, công nhân
                   Trung Quốc bị hai tầng áp bức của tư bản nước ngoài và của bọn quân phiệt bản
                   xứ, đã bắt đầu hoạt động mạnh. Có khoảng một triệu người lao động đã chịu ảnh
                   hưởng (trực tiếp hoặc gián tiếp) của sự tuyên truyền nghiệp đoàn và cách mạng”.

                   Phong trào đấu tranh của công nhân Trung Quốc đã rất sôi nổi. Liên hiệp hải viên
                   công hội Hồng Công với 30.000 hội viên đã phát động một cuộc đình công bốn
                   tháng, được quần chúng ngoài công hội nhiệt liệt hưởng ứng, kết quả công nhân
                   được tăng lương từ 20 đến 40%. Liên hiệp hội viên công hội Thượng Hải có 15.000
                   hội viên, tuyên bố đình công ba tuần, kết quả công nhân Thượng Hải được tăng
                   lương 20%. Nhiều cuộc đấu tranh đã nổ ra trong ngành công nghiệp bông sợi đòi
                   cải thiện điều kiện làm việc. Một cuộc đình công của thợ dệt Nam Kinh đã ngăn
                   cản được việc độc quyền tơ sợi của thành phố rơi vào tay một tập đoàn kinh doanh
                   Nhật. Nghiệp đoàn những người làm thuê cho chủ xe kéo nước ngoài đã đình công,
                   đấu tranh bằng hình thức tổ chức một đoàn “ăn xin” đi diễu hành trong tô giới Pháp,
   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112