Page 110 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 110

110

                   Nguyễn Ái Quốc nêu ý kiến rằng tờ báo phải sống bằng bất cứ giá nào, vì nếu tờ
                   báo bị chết trong lúc này sẽ làm thiệt hại lớn đến công việc tuyên truyền, mà lúc

                   này hơn lúc nào hết đang cần để nhân dân vô sản thế giới chống bọn đi bóc lột.
                   Nguyễn Ái Quốc còn đề nghị tổ chức một buổi quảng cáo cho tờ báo.

                                -  Mật báo của Đơ Viliê.

                                 -  Thu Trang: Nguyễn Ái Quốc ở Pari (1917 - 1923), Nxb. Chính trị quốc
                   gia, Hà Nội, 2002, tr.313.

                   Tháng 4, ngày 13
                   Bài viết của Nguyễn Ái Quốc nhan đề Chủ nghĩa quân phiệt thực dân, đăng trên
                   báo La Vie Ouvrière.

                   Bài báo nêu những dẫn chứng cụ thể về thủ đoạn bắt lính cực kỳ dã man ở thuộc
                   địa, để khẳng định: “Sự tàn ác của bọn bắt lính ở các thuộc địa tinh vi tới mức thậm
                   chí người Pháp ở chính quốc cũng không thể hình dung được một cái gì giống như
                   thế”. Và, đó “là một trong những nguyên nhân thúc đẩy” những người dân bản xứ
                   đứng lên bạo động, chống lại chủ nghĩa quân phiệt thực dân.

                                -  Báo La Vie Ouvrière, ngày 13-4-1923.

                                 -  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.174
                   - 175.

                   Tháng 4, ngày 16
                   Nguyễn Ái Quốc nhận được giấy mời dự Đại hội thường kỳ lần thứ 7 Hội những
                   người bạn phương Đông của Pháp, sẽ họp vào 14 giờ 30 ngày 22-4-1923 tại Bảo
                   tàng Ghimê (Guimet).

                                -  Báo cáo của mật thám Đêdirê. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

                   Tháng 4, ngày 27

                   Bài viết của Nguyễn Ái Quốc nhan đề Những kẻ tham tàn đăng trên báo La vie
                   Ouvrière, chỉ trích ông Anbe Xarô vì ông Xarô nói rằng: “Chúng ta là những thực
                   dân tốt và người bản xứ rất bằng lòng, rất bằng lòng chúng ta”.
                   Sau khi dẫn ra những cuộc khởi nghĩa ở Đông Dương, ở Angiêri và ở châu Úc,
                   Nguyễn Ái Quốc đã công bố những con số mà Chính phủ Pháp đã phải chi phí cho
                   các quân nhân của họ ở thuộc địa:

                   “183.859.000 phrăng để nuôi 1.617 sĩ quan, 12.277 lính châu Âu, 49.999 lính người
                   bản xứ”.

                               -  Báo La Vie Ouvrière, ngày 27-4-1923.

                   Tháng 4
                   Bài viết của Nguyễn Ái Quốc, ký tên N., nhan đề Tinh hoa của xứ Đông Dương,
                   đăng trên báo Le Paria, số 13.
   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115