Page 105 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 105
105
Tác giả mỉa mai: “Nếu tên đao phủ Đáclơ, Công sứ tỉnh Thái Nguyên, được cử làm
Uỷ viên Hội đồng thành phố Sài Gòn, còn ông Bôđoanh, người đang được quan toà
Oaren nóng lòng mong đợi, đã trở thành Quyền Toàn quyền Đông Dương, thì các
ông Têa và Buđinô ít ra cũng nên được gắn bội tinh mới phải”.
Bài Nạn thiếu trường học đề cập đến tình trạng “Mỗi năm, cứ đến ngày khai trường,
các bậc cha mẹ dù có đi gõ cửa khắp nơi, cầu xin mọi sự giúp đỡ, thậm chí xin nộp
gấp đôi tiền ăn học mà họ vẫn không gửi được con cái đến trường. Và những đứa
trẻ này, có đến hàng nghìn, bị đày vào cảnh ngu dốt chỉ vì không có đủ trường sở”.
Theo tác giả bài báo, nguyên nhân của tình hình trên không hẳn vì ngân sách không
đủ cho Chính phủ xây thêm trường mới, mà vì “Trong số 12 triệu đồng của ngân
sách Nam Kỳ, thì 10 triệu đồng đã tìm được cách lọt vào túi các công chức”.
Mặt khác, cũng theo tác giả, “sợ rằng thanh niên An Nam bị tiêm nhiễm chủ nghĩa
bônsêvích, Chính phủ thuộc địa làm mọi cách có thể làm để ngăn cản họ sang học
ở chính quốc”.
Kết luận, bài báo viết: "Làm cho u mê để thống trị", đó là phương pháp mà nhà cầm
quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất”.
- Báo L'Humanité, ngày 5-2-1923.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 1, tr.149
- 155.
Tháng 2, ngày 9
Lúc 15 giờ, Nguyễn Ái Quốc rời nhà đến toà soạn Le Journal du Peuple ở phố Đờ
Grănggiơ Batơliê (De Grange Battelir). Sau đó đến toà soạn báo L'Humanité ở số
142 phố Môngmáctơrơ, nói chuyện khá lâu với Uylixơ Lơrisơ, rồi trở về phố Vila
đê Gôbơlanh.
- Báo cáo của mật thám Đêdirê. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 2, ngày 16
Nguyễn Ái Quốc dự buổi nói chuyện của Phan Văn Trường tại trụ sở Hội liên hiệp thuộc
địa, số nhà 16 đường Xêveranh, về đề tài Lịch sử Việt Nam,có 15 người Việt Nam dự.
Ông đã ca ngợi nhiệt tâm và sự anh dũng của các vị lãnh đạo tiền bối, họ sẵn sàng
chọn cái chết hơn là chấp nhận ách thống trị của người ngoại quốc. Ông cũng nhắc
đến sự giúp đỡ của nước khác để người Việt Nam giữ gìn nền tự chủ.
Cuối cuộc họp, Nguyễn Ái Quốc đã giải thích về bổn phận của mỗi người dân thuộc
địa là cần ủng hộ và tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản. Nguyễn Ái Quốc còn đề nghị
mọi người tuyên truyền, giới thiệu, truyền bá tờ báo Le Paria cho nhiều người đọc.
- Thu Trang: Nguyễn Ái Quốc ở Pari (1917 - 1923), Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2002, tr. 308 - 309.
Tháng 2, ngày 17