Page 103 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 103
103
Mượn lời của bản tin và cũng là câu hỏi của tác giả bài viết “ở trong một ngành nào
đó, đôi khi có thể có một vài viên chức gian tham, song rất ít khi lại có cả một ngành
suốt từ trên xuống dưới nhiễm phải bệnh ăn cắp đến như vậy; điều kỳ lạ hơn nữa là
tại sao tất cả bọn ăn cắp ấy lại có thể hoành hành được trong khi mấy năm ròng mà
vẫn được bình yên vô sự".
- Báo La Vie Ouvrière, ngày 19-1-1923.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.
139 - 140.
Tháng 2, ngày 1
Ba bài viết của Nguyễn Ái Quốc: Bộ sưu tập động vật, ký tên Nguyễn Ái Quốc; Y
như nước mẹ, với bút danh N.A.Q. và Lòng ngay thẳng của Chính phủ thuộc
địa, với bút danh N., cùng đăng trên báo Le Paria, số 11.
Bài báo bàn về Bộ sưu tập động vật nhân việc mấy “ông bà” người Pháp thành lập
cái tổ chức “Hội bảo trợ các loài vật” mặc dù theo tác giả “hiện nay còn có biết bao
nhiêu là con người cùng khổ đang đòi hỏi được người ta săn sóc đến họ một chút
mà cũng chẳng được”.
Tác giả đã nêu lên một số con vật tượng trưng cho một số nước đế quốc và một số
hạng người trong chính giới, qua đó vạch trần và phê phán tính chất phản động,
tham nhũng, cướp bóc của bọn tư bản thực dân đế quốc, đồng thời nêu lên nỗi khổ
của người dân thuộc địa đang rất cần được cứu trợ.
N.A.Q. trong bài Y như nước mẹ cho biết: Trên thế giới chỉ có thành phố Tuynlơ
(Tulle) ở tây nam Thủ đô nước Pháp là nơi nổi tiếng vì những bức thư nặc danh.
Vậy mà ở cái xứ thuộc địa Nam Kỳ này cũng lại xảy ra câu chuyện thư nặc danh y
như ở nước Pháp: Một viên “hương cả” bị bắt giam oan uổng không phải vì đã lạm
dụng thư nặc danh (như trường hợp ở Pháp), mà vì bị thư nặc danh tố cáo ông ta
giết chết gia nhân của mình. Sự thật là gia nhân này chết vì bị bọn cướp bắn, và
thân quyến của người bị nạn đã làm đơn minh oan cho ông “hương cả”, nhưng ông
ta vẫn bị tống giam và hiện “vẫn còn nằm trong bóng tối để chờ ánh sáng của công
lý”.
Để “chứng minh” cho lòng ngay thẳng của Chính phủ thuộc địa, trong bài Lòng
ngay thẳng của Chính phủ thuộc địa, tác giả đã dẫn chứng: “Trong thời chiến tranh
vinh quang, để có được những “tình nguyện quân”, người ta đã hứa trời hứa biển
với dân bản xứ. Chiến tranh hết, những lời hứa trang trọng ấy cũng được trang trọng
quên đi”. Cũng như trong vụ công trái vừa qua, dân bản xứ đã hưởng ứng “một cách
tự nguyện với một tấm lòng sốt sắng và phấn khởi” vì “ngoài những biện pháp thúc
ép, người ta còn hứa với những người mua, phẩm hàm, hoàn tiền dễ dàng, và hàng
lô cái khác nữa”. Đến bây giờ, khi lòng trung thành của đám dân bản xứ đã được
chứng tỏ, họ mới được vào xiếc, “phiếu” trở thành “phiệu” cả.
Bài viết kết thúc bằng lời tái bút: “Phủ Toàn quyền Đông Dương sắp được phép
phát hành đợt hai công trái 90.000.000 phrăng. Khéo đấy, anh em ơi!”.