Page 121 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 121
121
- Tạp chí Cộng sản (Việt Nam), số tháng 5-1986, tr.44.
Tháng 10, ngày 17
Nguyễn Ái Quốc dự kỳ họp đầu tiên của Hội đồng Quốc tế Nông dân và được bầu
11)
vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng gồm 11 uỷ viên .
- Tạp chí Cộng sản (Việt Nam), số tháng 6-1986.
Tháng 11, ngày 29
Ba bài viết của Nguyễn Ái Quốc dưới các nhan đề Chính sách thực dân Anh; Phong
trào công nhân; Nhật Bản, đăng trên báo La Vie Ouvrière.
Theo tác giả bài Chính sách thực dân Anh thì ngày nay chủ nghĩa tư bản Anh đã
không thoả mãn với những đặc quyền đặc lợi mà họ giành được trước đây ở Trung
Quốc nữa. “Họ muốn làm hơn thế nữa kia: họ muốn chiếm cả Trung Quốc làm
thuộc địa”. Và họ đang tiến hành giai đoạn đầu tiên của chính sách thực dân đó. Bài
báo đồng thời nêu rõ nhân dân Trung Quốc, không phân biệt chính kiến, đều chống
lại cái chính sách thực dân trá hình này và mong rằng “Trước sự đe doạ của chủ
nghĩa tư bản Anh, những người con của Trung Quốc sẽ biết đoàn kết với nhau để
phản kháng thắng lợi”.
Bài Phong trào công nhân, nêu chín điểm chính trong các yêu sách của giai cấp vô
sản có tổ chức của Trung Quốc và nhận định về phong trào công nhân Trung Quốc
như sau:
“Chỉ sau khi Chiến tranh thế giới kết thúc, giai cấp vô sản Trung Quốc mới bắt đầu
được tổ chức một cách chặt chẽ, song họ đã thu được một số thắng lợi to lớn trong
các cuộc đình công. Mặc dù bị bọn quân phiệt đàn áp và bọn thống trị ngoại lai cản
trở, các tổ chức của họ vẫn phát triển bình thường và có thể nói là nhanh nữa. Hiện
nay những người thuỷ thủ, công nhân luyện kim, công nhân đường sắt là những lực
lượng thật sự mà bọn tư bản buộc phải coi trọng”.
Bài Nhật Bản, viết về sự phát triển nhanh chóng của các tổ chức công nhân công
nghiệp và công nhân nông nghiệp ở Nhật Bản, đồng thời cho biết bên cạnh phong
trào vô sản đó, các phong trào có tính chất cách mạng cũng lan rộng, tiêu biểu đó
là phong trào Eta - một phong trào của những người trong đẳng cấp thấp hèn nhất
ở đế quốc Mặt trời mọc, do ảnh hưởng của những người vô sản đã giác ngộ, họ đã
thức tỉnh và biết tổ chức nhau lại để đấu tranh, từ một “phong trào lúc đầu với tư
cách là cuộc đấu tranh của lớp người riêng lẻ thì hiện nay đã trở thành cuộc đấu
tranh giai cấp”.
- Báo La Vie Ourvière, ngày 9-11-1923.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.213
- 221.
Tháng 12, ngày 4
Bài viết của Nguyễn Ái Quốc nhan đề Tình hình ở Trung Quốc, đăng trên
báo L'Humanité.