Page 126 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 126
126
"Lênin bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta".
- Báo Pravđa, ngày 27-1-1924.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.236
- 237.
Tháng 1
Hai bài viết của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Le Paria, số 22.
Bài thứ nhất: Ông Anbe Xarô và Bản tuyên ngôn nhân quyền, ký tên N.
Bài viết vạch trần luận điệu xảo trá trong diễn văn của Anbe Xarô đọc tại Trường
Thuộc địa khi nói đến "nhân quyền". "Nhà ảo thuật tu từ học" ấy trơ trẽn tuyệt vời,
lại dám nói đến văn bản thiêng liêng nhất, cao quý nhất của Đại cách mạng Pháp.
Theo tác giả, đây "không còn là một sự giả nhân giả nghĩa nữa. Đây là một tội "đại
bất kính"".
Bài thứ hai: Châu Phi phải được tự trị, dưới ghi: Nguyễn Ái Quốc dịch từ The
Manchester guardian.
Bài viết giới thiệu về Đại hội III Ban Chấp hành Liên Phi họp ở Luân Đôn (London)
và ở Lixbon (Lisbone).
Sau khi nêu rõ những yêu sách chính đáng, cấp bách và không thể nhượng bộ được
của nhân dân châu Phi, bài báo kết luận:
"Sau hết, chúng tôi yêu cầu toàn nhân loại hãy coi người da đen như những con
người. Chúng tôi cho rằng không có con đường nào khác để tiến tới hoà bình và
tiến bộ. Còn gì ngược đời cho bằng trong thế giới ngày nay, vị quốc trưởng một
nước lớn châu Phi đang mù quáng ra sức thiết lập hoà bình và hoà hợp ở châu Âu,
lại chà đạp không thương xót dưới gót giày mình hàng triệu người da đen ở lục địa
Phi châu!".
- Báo Le Paria, số 22, tháng 1-1924.
- Nguyễn Ái Quốc: Những bài đăng trên báo Le Paria, Nxb. Sự thật, Hà
Nội, 1987, tr.84 - 89.
Tháng 2, ngày 5
3)
Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho một cán bộ của Quốc tế Cộng sản . Toàn văn bức
thư như sau:
"Đồng chí thân mến,
Tôi quê quán ở Đông Dương và là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp. Chính với tư
cách đó mà tôi mạo muội cảm ơn đồng chí về sự chú ý của đồng chí đến vấn đề
23
thuộc địa tại Đại hội Liông .
Mặt khác, tôi sẽ sung sướng vì được thảo luận với đồng chí về vấn đề thuộc địa nếu
đồng chí vui lòng cho gặp.