Page 160 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 160

160

                   Sau một thời gian chuẩn bị, Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức do Nguyễn Ái Quốc
                   cùng với một số đồng chí Trung Quốc chủ trương tổ chức được chính thức thành lập.

                   Đây là một đoàn thể có tính chất quốc tế bao gồm người Việt Nam, Trung Quốc, Ấn
                   Độ, Triều Tiên, Inđônêxia, Miến Điện, v.v..
                                       9)
                   Đại hội thành lập   đã thông qua tôn chỉ của hội là "liên lạc với các dân tộc đó, cùng
                   làm cách mạng nhằm đánh đổ đế quốc".

                   Tuyên ngôn của Hội khẳng định: "Con đường thoát duy nhất để xoá bỏ sự áp bức
                   chỉ có thể là liên hiệp các dân tộc nhỏ yếu bị áp bức và giai cấp vô sản toàn thế giới,
                   áp dụng những phương pháp cách mạng để lật đổ về căn bản chủ nghĩa tư bản đế
                   quốc cực kỳ hung ác".

                   Hội trưởng là Liêu Trọng Khải (Trung Quốc).

                   Nguyễn Ái Quốc mang tên Lý Thuỵ là một trong những người lãnh đạo của hội,
                   được bầu làm Bí thư kiêm phụ trách công việc tài chính của hội, đồng thời cũng là
                   người trực tiếp phụ trách chi bộ Việt Nam của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức.
                               - T. Lan: Vừa đi đường vừa kể chuyện, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976, tr. 27.

                               - Hoàng Tranh: Hồ Chí Minh và Trung Quốc, Nxb. Giải phóng quân, Bắc
                   Kinh, 1987, tr. 30-31 (bản tiếng Trung Quốc).

                   Tháng 7, ngày 13

                   Nguyễn Ái Quốc đến Uỷ ban bãi công Cảng Tỉnh   đề nghị được tham gia vào
                                                                           10)
                   đội diễn thuyết với danh nghĩa là hội viên Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức.

                   Từ ngày 19-6, công nhân Cảng Tỉnh đã tổ chức cuộc bãi công lớn để ủng hộ phong
                               30
                   trào "30-5" .
                   Ngày 9-7, Uỷ ban bãi công Cảng Tỉnh quyết định tổ chức đội diễn thuyết để ngày
                   đêm đi tuyên truyền cổ vũ công nhân kiên trì đấu tranh.

                   Ngày 10-7, tờ Công nhân chi lộ đặc hiệu đăng thông cáo về quyết định trên của Uỷ
                   ban bãi công.

                   Biết được tin này, Nguyễn Ái Quốc đã đến ghi tên vào đội diễn thuyết. Trong danh
                   sách  ghi  tên  là  Lý  Thuỵ.  Nguyễn  Ái  Quốc  còn  đăng  ký  đề  mục  của  bài  diễn
                   thuyết Quan hệ giữa công nhân Trung Quốc với các dân tộc bị áp bức và sự cần
                   thiết phải liên hiệp lại đánh đổ đế quốc.

                   Ủy ban bãi công đã hoan nghênh, chấp nhận yêu cầu của Nguyễn Ái Quốc và giới
                   thiệu Người đi báo cáo ở một số cơ sở.

                   Về việc này, báo Công nhân chi lộ đặc hiệu, số 20, ra ngày 14-7-1925 đã đưa
                   tin Một người Việt Nam gia nhập đội diễn thuyết và để giữ bí mật cho Nguyễn Ái
                   Quốc, tờ báo dùng tên gọi Lý Mỗ (chữ Mỗ như cách gọi ông X. của Việt Nam).
                               - Hoàng Tranh: Hồ Chí Minh và Trung Quốc, Nxb. Giải phóng quân, Bắc
                   Kinh, 1987, tr. 32-33 (bản tiếng Trung Quốc).

                   Tháng 7, ngày 19
   155   156   157   158   159   160   161   162   163   164   165