Page 163 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 163

163

                   kỳ dân chủ trong đó quyền tự do và quyền tự quyết sẽ thuộc về họ, thì chắc chắn
                   "hết thảy họ đều giúp chúng ta làm cách mạng".

                   Cuối thư, Nguyễn Ái Quốc còn nói về số phận của người phụ nữ Việt Nam. "Đàn
                   bà con gái cũng nằm trong nhân dân. Nếu cả dân tộc được tự do, đương nhiên họ
                   cũng được tự do. Ngược lại nếu dân tộc còn trong cảnh nô lệ thì họ và con cái họ
                   cũng sẽ sống trong cảnh nô lệ đó thôi... Điều đó chứng tỏ rằng vì quyền lợi của đàn
                   bà con gái An Nam mà chúng ta làm cách mạng".

                               - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr.442-
                   443.

                   Tháng 9 và tháng 10

                   Bài viết của Nguyễn Ái Quốc nhan đề Những trò lố hay là Varen và Phan Bội
                   Châu, đăng trên báo Le Paria, số 36-37.
                   Thông qua một câu chuyện tưởng tượng, tác giả dựng lại "một cuộc chạm trán",
                   "một cuộc đối mặt", "một tấn kịch" giữa Toàn quyền Đông Dương Varen, "con
                   người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp,... kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng
                   tin, ruồng bỏ giai cấp mình", với Phan Bội Châu, "bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng
                   xả thân vì độc lập..." của nhân dân Việt Nam.

                               - Nguyễn Ái Quốc: Những bài đăng trên báo Le Paria, Nxb. Sự thật, Hà
                   Nội, 1987, tr. 123-128.

                               - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr.
                   170-175.

                   Tháng 10, ngày 14

                   Nguyễn Ái Quốc nhận được thư của Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân viết ngày
                   13-8-1925 do Đômban - Phó Tổng thư ký Quốc tế Nông dân, Gôrốp - Thư ký tổ
                   chức và Vônhêxienxki - Trưởng ban Phương Đông và thuộc địa, cùng ký tên.
                   Thư nhấn mạnh đến yêu cầu mở rộng và tăng cường hơn nữa công tác vận động
                   nông dân Trung Quốc. Qua cuộc trao đổi với Đoàn đại biểu Quốc dân Đảng ở
                   Mátxcơva, được biết đảng này sẵn sàng phối hợp hành động với Quốc tế Nông dân
                   trong một chương trình đối với nông dân, do đó Đoàn Chủ tịch đề nghị Nguyễn Ái
                   Quốc với tư cách là đại diện của Quốc tế Nông dân, chính thức liên hệ với Ban
                   Chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng để bàn việc thực hiện. Đoàn Chủ tịch Quốc
                   tế Nông dân cũng yêu cầu Nguyễn Ái Quốc phải hết sức cố gắng phát triển Ban
                   Nông dân Quảng Châu của Quốc dân Đảng và thành lập các Ban Nông dân của
                   Quốc dân Đảng tại khắp các địa phương, đồng thời làm cho các Ban Nông dân đó
                   gia nhập Quốc tế Nông dân.

                               - Thư của Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân gửi Nguyễn Ái Quốc ngày 13-
                   8-1925. Bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh.

                               - Thư Nguyễn Ái Quốc gửi Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, ngày 17-10-
                   1925. Bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh.
   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167   168