Page 167 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 167

167

                   Lênin sống mãi trong lòng mọi người dân nô lệ ở các nước thuộc địa!".

                               - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr.208-
                   209.

                   Trong năm

                   Nguyễn Ái Quốc viết bài Văn minh tư bản chủ nghĩa và phụ nữ ở các thuộc địa, nói
                   về số phận thảm thương của phụ nữ và trẻ em người bản xứ phải đi làm thuê trong
                   các hầm mỏ của các ông chủ thực dân.

                   Lấy việc bóc lột trong các hầm mỏ ở Ấn Độ thuộc Anh, tác giả muốn để mọi người
                   "thấy thứ nhân đạo và văn minh của bọn con buôn của đế quốc Anh". Trong số 252
                   hầm mỏ ở Ấn Độ được khai thác (tính đến năm 1921), thực dân Anh đã dùng tới
                   42.000 phụ nữ và 1.171 trẻ em.
                   Bài viết có đoạn: "Thật là một sự nhục nhã cho thế kỷ XX khi phải thấy những phụ
                   nữ bước run run, đầu đội thúng than nặng, mà vẫn phải bước vì đói; và những trẻ
                   em từ 12 đến 13 tuổi bò trong những đường hầm chật hẹp vừa đi bằng bốn chân,
                   vừa dùng răng kéo một thúng đầy!".

                   Trong năm, Người còn viết câu chuyện ngụ ngôn Loài vật tranh nhau công trạng.

                   Nhân vật trong truyện là Rồng, Tôm, Cừu, Bò, Cua, Rắn, Voi, Lươn, Chuột, Gà
                   trống, Cá chép, Ếch. Ngoài con Rồng mày râu óng ánh, mào và vảy rực rỡ lên tiếng
                   trước tiên và nói rằng: "Ta là thuỷ tổ của giống nòi An Nam từng chứng kiến sinh
                   ra biết bao vị anh hùng lừng lẫy", những con vật còn lại đều phát biểu thương hại
                   cho người An Nam, những kẻ nô lệ tội nghiệp mà số phận không được bằng mình.
                   Cuối cùng đến lượt Ếch, Ếch nói:

                   "- Hỡi anh em, suy đi tính lại, nếu thực sự chúng ta thương xót người An Nam thì
                   hãy cùng nhau đi cứu họ. Loài Ếch hèn mọn chúng tôi nhờ có kêu ca mà làm trời
                   phải mủi lòng, và lẽ nào vô cớ trời lại bỏ ngoài tai lời cầu khẩn mà để loài Ếch vĩnh
                   viễn bị tận diệt? Nếu họ đồng tâm và đồng sức, nếu họ liên kết trong ngoài, thì
                   người Pháp sẽ mất tinh thần, kinh hãi và phải trả lại cho họ những quyền tự do của
                   họ.

                   Ôi, những người An Nam, các anh phải luôn nhớ rằng đoàn kết làm nên sức mạnh!".
                               - Tài liệu tiếng Pháp, lưu tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng.

                               - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr.
                   134-135, 444-445.

                   Cuối năm

                   Tác  phẩm  của  Nguyễn  Ái  Quốc  viết  bằng  tiếng  Pháp  nhan  đề Le procès  de  la
                                                                                31
                   colonisation française (Bản án chế độ thực dân Pháp) được xuất bản tại Pari, do
                   Thư quán Lao động (Librairie du Travail) ấn hành.

                   Nội dung cuốn sách dựa trên cơ sở các bài viết của Người trong thời gian từ 1921 -
                   1924, chia thành 12 chương:
   162   163   164   165   166   167   168   169   170   171   172