Page 33 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 33
33
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.6 -
10.
Tháng 8, ngày 3
19)
Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi Giăng Ajanbe (Jean Ajalbert) . Toàn văn bức thư
như sau:
Pari, ngày 3-8-1919
Thưa Ngài,
Được biết Ngài quan tâm đến đất nước chúng tôi, tôi xin mạn phép gửi đến Ngài:
1. Bản Yêu sách của nhân dân An Nam;
2. Một bài của báo L'Humanité viết về các yêu sách đó;
3. Một bài báo của Courrier Colonial cũng viết về đề tài đó;
4. Bản tin của Liên minh nhân quyền có đăng bài điều trần của cụ Phan Châu Trinh.
5. Địa chỉ của Ngài là do Giáo sư Gabrien Xailơ (Gabriel Seailles) vui lòng cung
cấp cho chúng tôi.
Nguyễn Ái Quốc
6 Villa des Gobelins
- Tư liệu lưu tại Trung tâm lưu trữ hải ngoại (CAOM) tại Aix en Provence,
Hồ sơ SPCE/364.
Tháng 9, trước ngày 2
Nguyễn Ái Quốc tiếp một phóng viên Mỹ - nhờ sự giới thiệu của Đại diện của Chính
phủ lâm thời Triều Tiên tại Pari là ông Kim Tchong Wen và Kim Koei Tche, phóng
viên Mỹ đã có dịp phỏng vấn Nguyễn Ái Quốc.
Hỏi : Anh đến Pháp với mục đích gì?
Đáp: Để đòi quyền tự do cho dân An Nam.
Hỏi : Bằng cách nào?
Đáp: Bằng cách làm việc hết mình và luôn xông xáo tiến lên.
Hỏi: Nhưng đất nước đã sẵn sàng chưa? Các phong trào vũ trang hiện nay ra sao?
Đáp: Tình cảnh nước Việt Nam thật đáng buồn. Ngoài chúng tôi (chỉ một số người
yêu nước) chưa có sự chuẩn bị nào cả và các hoạt động vũ trang gần đây đã hoàn
toàn thất bại và không có tiếng vang nào...
Hỏi: Từ lúc đến Pari tới nay, anh đã đạt kết quả nào rồi?
Đáp: Ngoài các nghị sĩ, tôi đã gặp tất cả những người chịu giúp chúng tôi. Những
người Xã hội nghĩ rằng Chính phủ Pháp không khi nào chấp nhận những yêu cầu