Page 29 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 29
29
NĂM 1917
Khoảng cuối năm
16)
Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp .
- Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb.
Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.30.
NĂM 1918
Trong năm
Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên gặp Misen Decsini (Michele Zecchini) đảng viên
Đảng Xã hội Italia, lúc đó là đại diện cho những nhà cách mạng thuộc địa bên cạnh
Đảng Xã hội Pháp.
Theo lời kể của Misen Decsini, bấy giờ Nguyễn Tất Thành là đại diện được uỷ
quyền của Hội Lao động hải ngoại đang náu mình trong một căn phòng cho thuê ở
phố Saron (Charonne). Lúc đó các đồng chí trong Đảng Xã hội chưa tìm được cho
anh giấy tờ hợp pháp. Misen Decsini đã thu xếp cho anh đến một nơi ở mới, Quận
13, tại nhà một người bạn Tuynidi tên là Mốcta (Moktar).
Lúc này chiến tranh chưa kết thúc, các cuộc vây ráp, bắt bớ lính thuộc địa đào ngũ
xảy ra liên miên. Để đảm bảo an toàn anh phải hạn chế đi lại, không được để hàng
xóm phát hiện. Khi Mốcta không có nhà, anh không được thắp đèn và đốt lửa. Chiều
chiều Mốcta đi làm về, nấu bữa tối cho Tất Thành, để dành lại một phần cho ngày
hôm sau, chăm sóc Tất Thành như một người anh em.
- Michele Zecchini: Le caligraphe (Người viết chữ đẹp). Tạp chí Planète-
action, tháng 3-1970, tr.26.
Trong năm
Nguyễn Tất Thành đến đảo Rêuyniông (Réunion) thăm cựu hoàng đế Thành Thái
đang bị an trí tại đây. Tất Thành đã để lại những ấn tượng tốt đẹp cho vua Thành
Thái. Nhớ lại việc này, năm 1947, khi trả lời các vị trong hoàng tộc, vua Thành Thái
đã nói:
“Tôi già rồi, tôi không có ý định trở lại cuộc đời chính trị. Vả lại cụ Hồ Chí Minh
đã là người tiêu biểu của phong trào cách mạng của dân tộc Việt Nam. Đối với tôi,
cụ Hồ Chí Minh không phải là người xa lạ. Ngay từ năm 1918 khi trốn ra ngoại
quốc, cụ Hồ Chí Minh đã đến gặp tôi ở đảo Rêuyniông. Từ hồi ấy tôi đã thấy cụ Hồ
Chí Minh là một nhà ái quốc nhiệt thành và sáng suốt”.
- Báo Cứu quốc, số 748, ra ngày 6-11-1947.
NĂM 1919
Khoảng đầu năm
Nguyễn Ái Quốc vào Đảng Xã hội Pháp.